11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào sau khi thành lập?

Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào sau khi thành lập?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế là một công cụ làm tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.  Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế chính bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp phải đóng thêm các loại thuế như: Thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…
doanh-nghiep-phai-nop-cac-loai-thue-nao-sau-khi-thanh-lap

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty, thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và kê khai tính thuế các khoản thuế chính như sau:
LÊ PHÍ MÔN BÀI
Căn cứ pháp lý
♦ Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực từ ngày 25/2/2020.
♦ Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
♦ Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.
Quy định về kê khai và nộp lệ phí môn bài
♦ Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
♦ Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (gọi chung là tổ chức) thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
♦ Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
♦ Từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
 - Tổ chức thành lập mới;
 - Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
 - Trong thời gian miễn lệ phí, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí;
 - Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu…
Mức Lệ phí môn bài phải nộp:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi thành lập công ty

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
♦ Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016;
♦ Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT và nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT
♦ Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
♦ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
♦ Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT, có 2 loại
Phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất GTGT
Trong đó, thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức khác nhau: 0%, 5%, 10% tùy vào từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Thuế suất 0%
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% gồm:
"1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
…”
Thuế suất 5%
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC) thì những trường hợp áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% gồm:
"Thuế suất 5%
1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:
a) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;
b) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
c) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

16. Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở."
Thuế suất 10%
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
"Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
...
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.
Theo đó, thuế suất thuế GTGT 10% sẽ được áp dụng cho các loại hàng hóa dịch vụ không thuộc trường hợp đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đối tượng chịu thuế suất 5%, đối tượng chịu thuế suất"
Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 8%?
Ngày 24/6/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 101/2023/QH15 trong đó có quyết nghị chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa dịch vụ đang chịu thuế GTGT 10%.
Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15 thì những hàng hóa dịch vụ đang áp dụng dụng thuế suất thuế GTGT 10% sẽ giảm xuống còn 8% trừ một số hàng hóa dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, tàu bay, du thuyền, xăng các loại…
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin: Card âm thanh, hình ảnh, mạng và các loại card tương tự dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động, thẻ thông minh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính...
Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Mức thuế suất 8% áp dụng từ ngày đến 01/7/2023 đến hết 31/12/2023.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn Thủ tục thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên

Phương pháp trực tiếp
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó:
Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Xem thêm: Hướng dẫn Thủ tục thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hai thành viên trở lên

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Thuế doanh nghiệp hay thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
♦ Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
♦ Luật quản lý thuế 38/2019/QH14
Quy định về kê khai và nộp thuế TNDN
♦ Thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
♦ Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế;
♦ Mức thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20% áp dụng với doanh nghiệp không thuộc trường hợp hưởng ưu đãi thuế, hoạt động khai thác một số loại khoáng sản quý, hiếm.
Phương pháp tính thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quý KH&CN) x Thuế suất TNDN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Thu nhập khác
Xem thêm: Hướng dẫn Trình tự thủ tục Thành lập Công ty Cổ phần

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi năm 2012;
♦ Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;
♦ Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Quy định về kê khai và nộp thuế TNCN
♦ Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
♦ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
♦ Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất TNCN
Trong đó:
♦ Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
♦ Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
♦ Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục Thành lập Doanh nghiệp Tư nhân

MỘT SỐ LOẠI THUẾ KHÁC THEO ĐẶC ĐIỂM TỪNG DOANH NGHIỆP
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
♦ Áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản.
♦ Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
♦ Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất.
♦ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Báo cáo quyết toán thuế tài nguyên năm phải nộp chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
♦ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất.
♦ Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau:
♦ Đối với hàng hóa xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
♦ Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
♦ Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
♦ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
♦ Ngoài các trường hợp trên thì thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
♦ Áp dụng cho doanh nghiệp: Nếu có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010.
♦ Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối.
♦ Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
♦ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
♦ Đối với hàng hóa nhập khẩu: người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.

Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thị đặc biệt là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra.
♦ Áp dựng với doanh nghiệp: Nếu có hoạt động sản xuất hoặc nhập khấu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
♦ Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.
♦ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào đất phi nông nghiệp dùng để sản xuất, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng trụ sở cơ quan,….
♦ Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1 m2 x thuế suất.
♦ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.
♦ Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
♦ Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.
♦ Trường hợp trong chu kỳ ổn định 5 năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.
Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói miễn phí - tặng dấu tròn
Trên đây là những nội dung liên quan đến các loại thuế Doanh nghiệp phải nộp. Quý khách cần tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế, kế toán...vui lòng liên hệ Tín Việt để được tư vấn cụ thể miễn phí.
  Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại      
Thành lập công ty là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng và phức tạp, nếu Quý khách không đủ có nhiều thời gian tìm hiểu, muốn doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng quy định pháp luật, thì hãy để Tín Việt hỗ trợ Quý khách thực hiện dịch vụ với chi phí rất hợp lý và nhanh chóng.
Về chi phí và trình tự thực hiện công việc Quý khách vui lòng xem tại bài viết này: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Miễn phí - Tặng dấu tròn
– Chuyên viên của Tín Việt tư vấn tận tình các thắc mắc liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp.
– Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị giấy tờ cần thiết, soạn hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ và giao nhận hồ sơ tận nơi cho khách.
– Hồ sơ hoàn thành chỉ 1-2 giờ đồng hồ, hoàn thành công việc 3-5 ngày làm việc.
Zalo Call