Cách làm báo cáo thuế theo quý

Theo quy định về luật thuế thì doanh nghiệp phải báo cáo thuế theo tháng hay theo quý là phụ thuộc vào doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ năm trước liền kề của doanh nghiệp. Thực chất việc làm báo cáo thuế theo tháng và theo quý về cơ bản là giống nhau.


 
Đối với những người chưa biết thì báo cáo thuế không hề đơn giản, nhưng đối với những ai đã tìm hiểu cách làm báo cáo thuế thì làm báo cáo thuế là vô cùng đơn giản. Vậy chúng ta hãy đi tìm hiểu xem cách làm báo cáo thuế theo quý là như thế nào ?


1. Báo cáo thuế là gì?


Tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ đều phải báo cáo thuế. Tùy theo doanh thu của mỗi doanh nghiệp mà kì báo cáo thuế của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Vậy báo cáo thuế là gì? Báo cáo thuế là kê khai và nộp tất cả các loại thuế mà nhà nước quy định. Ví dụ như: Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…


2. Cách làm báo cáo thuế theo quý như thế nào?


Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có những loại thuế liên quan khác nhau. Nhưng một số loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng có đó là: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.  Sau đây là cách làm báo cáo thuế theo quý và nộp thuế của một số loại thuế thông dụng:

- Kê khai thuế giá trị gia tăng

Để kê khai được thuế giá trị gia tăng, chúng ta phải biết được doanh nghiệp thực hiện kê khai theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp. Thông thường những doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỉ đồng sẽ phải áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc có thể tự nguyện.

Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì các bạn sẽ  phải thu thập tất cả các chứng từ phát sinh như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng… có liên quan đến thuế gia tăng. Kiểm tra xem chúng có hợp pháp không. Nếu hợp pháp thì lập tờ khai theo mẫu số 01/GTGT được quy định tại thông tư số 119/2014/TT – BTC  của Bộ tài chính. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau.

Những doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ đồng sẽ thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên doanh thu. Mỗi loại hình sản xuất khác nhau sẽ có cách tính khác nhau. Sau khi tính chúng ta sẽ làm tờ khai theo mẫu số 04/GTGT được quy định tại thông tư số 119/2014/TT – BTC  của Bộ Tài chính và tiến hành nộp thuế.

Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT  Học kế toán ở đâu tốt

Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

- Trực tiếp trên GTGT: Tở khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT

- Trực tiếp trên doanh thu: Tở khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT

Những doanh nghiệp mới thành lập thì phải kê khai thuế GTGT theo quý và kê kai theo phương pháp trực tiếp.

Lưu ý: Dù phát sinh hay không phát sinh thì hàng tháng các bạn vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế.

- Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý, thì thuế thu nhập cá nhân cũng phải kê khai theo quý. Kê khai thuế thu nhập cá nhân là việc kê khai bắt buộc mà các doanh nghiệp phải thực hiện.

Theo thông tư 151/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp có đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân phải kê khai thuế thu nhập cá nhân cho các nhân có ủy quyền. Sau khi xác định số tiền phát sinh được giảm trừ và số thuế phải nộp. Chúng ta tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân cho người lao động theo mẫu số 05/KK – TNCN thông tư 92/TT – BTC của Bộ Tài chính. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

- Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có biến động. Và căn cứ vào lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả các chi phí để tính số thuế phải nộp. Nên theo thông tư 151/2014/TT – BTC của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý chỉ cần kê khai số tạm tính phát sinh và nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau.  Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tạm tính hàng quý.

Nếu số tiền tạm nộp chênh lệch với số quyết toán lớn hơn 20% thì doanh nghiệp phải nộp số còn thiếu so với số quyết toán vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4.

Nếu số tiền tạm nộp chênh lệch với số quyết toán nhỏ hơn 20% thì doanh nghiệp phải nộp số tiền chênh lệch từ ngày tạm nộp thuế đến ngày hết hạn nộp thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp X tạm nộp thuế là 100 triệu đồng

Nếu số thuế quyết toán phải nộp là 140 triệu đồng.

20% số chênh lệch so với quyết toán là: 20% x 100 triệu = 20 triệu

Số chênh lệch lớn hơn 20% là: 40 – 20 = 20 triệu

Tức là khi hết thời hạn nộp thuế quý 4 doanh nghiệp phải nộp 160 triệu đồng.

Nếu số quyết toán thuế là 110 triệu đồng thì số chênh lệch là 10 triệu đồng thấp hơn 20% số thuế phải nộp. Nên doanh nghiệp chỉ cần nộp số thuế còn thiếu theo đúng thời gian quy định.

Khi quyết toán năm thì kế toán thuế phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp nốt số thuế còn thiếu.

Trên đây là cách làm báo cáo thuế theo quý của các loại thuế thông dụng mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Qua những cách làm báo cáo thuế theo quý đối với từng loại thuế cụ thể chắc hẳn các bạn đã hình dung ra được cách làm báo cáo thuế theo quý như thế nào? Mong các bạn tham khảo và có thêm những kiến thức bổ ích để làm một kế toán thuế giỏi.