Điểm mới về chế độ ốm đau cho người lao động
Từ ngày 01/7/2024, chế độ ốm đau có sự thay đổi do quy định mới về mức lương cơ sở. Dưới đây là những điểm mới và lưu ý về chế độ ốm đau dành cho người lao động năm 2024.
Điểm mới về chế độ ốm đau với người lao động từ 01/7/2024
Từ ngày 01/7/2024, Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực thi hành. Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau ốm đau cũng có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Trước ngày 01/7/2024, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. Vì vậy mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau là 540.000 đồng/ngày.
Từ ngày 01/7/2024, khi Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực, mức lương cơ sở được tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP). Như vậy, kể từ thời điểm này, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Những lưu ý quan trọng về chế độ ốm đau với người lao động năm 2024
Ngoài điểm mới về mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau nêu tại Mục 1 bên trên, doanh nghiệp còn cần phải lưu ý những nội dung về chế độ ốm đau năm 2024 dưới đây:
Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau năm 2024
(i) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
(ii) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(iii) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại đoạn (i) và đoạn (ii) Mục này.
(Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Thời gian hưởng chế độ ốm đau năm 2024
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian tối đa hưởng chế độ ôm đau trong một năm như sau:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau năm 2024
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau năm 2024 được quy định như sau:
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau nêu trên được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 02 con trở lên dưới 07 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày đã nêu ở trên.
Ví dụ: Chị B đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật, có 3 người con dưới 07 bị ốm đau với thời gian lần lượt: Con thứ nhất ốm từ ngày 15/10 đến 17/10/2023, con thứ hai ốm từ 16/10 đến 19/10/2023, con thứ ba ốm từ 17/10 đến 19/10/2023. Khi này thời gian hưởng chế độ của chị B tính từ ngày 15/10 đến 19/10/2023 (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật ngày 15/10/2023) là 04 ngày.
- Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì chế độ khi con ốm đau giải quyết như sau:
+ Trường hợp cha và mẹ cũng nghỉ một lúc để chăm con, thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.
Ví dụ: anh B và chị C đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con trai 06 tuổi bị sốt xuất huyết phải điều trị tại bệnh viện, nên hai vợ chồng đều phải nghỉ để chăm sóc con từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2023. Trong trường hợp anh B và chị C đều được giải quyết chế độ khi con đau ốm từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2023.
+ Trường hợp cha hoặc mẹ luân phiên nghỉ để chăm sóc. Trường hợp này chế độ khi con nghỉ ốm đau giải quyết theo thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con.
Ví dụ: Vợ chồng chị D cùng tham gia bảo hiểm xã hội, có con 4 tuổi bị bệnh nên hai vợ chồng thay phiên nhau chăm sóc, chị D chăm sóc từ ngày 11/9 đến 12/9/2023, chồng chị D chăm con từ 13/9 đến ngày con hết bệnh là 15/9/2023. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của vợ chồng chị D sẽ được tính như sau: Chị D sẽ tính từ ngày 11/9 đến 12/9/2023 là 02 ngày, chồng chị D tính từ ngày 13/9 đến 15/9/2023 là 03 ngày.
Mức hưởng chế độ ốm đau năm 2024
Căn cứ theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
- Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng được quy định như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Lưu ý:
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
- Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
(Theo khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau năm 2024
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được quy định là bằng 30% mức lương cơ sở.
Ví dụ: Chị C, bắt đầu đi làm lại sau khi phẩu thuật vào ngày 01/11/2023, nhưng đến ngày 06/11/2023 do sức khỏe chưa được phục hồi chị C được cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 07 ngày kể từ ngày 06/11/2023, tại thời điểm đó mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/1 tháng. Như vậy, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau của chị B sẽ bằng: ((1.800.000 đồng : 24 ngày) x 30%) x 7 ngày = 157.500 đồng.
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ chỉ cần để lại tin nhắn cho chúng tôi:
Holine O969.541.541 Call/Zalo/Viber 24/24
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Điểm mới về chế độ ốm đau với người lao động từ 01/7/2024
Từ ngày 01/7/2024, Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực thi hành. Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau ốm đau cũng có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Trước ngày 01/7/2024, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. Vì vậy mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau là 540.000 đồng/ngày.
Từ ngày 01/7/2024, khi Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực, mức lương cơ sở được tăng lên 2.340.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP). Như vậy, kể từ thời điểm này, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Những lưu ý quan trọng về chế độ ốm đau với người lao động năm 2024
Ngoài điểm mới về mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau nêu tại Mục 1 bên trên, doanh nghiệp còn cần phải lưu ý những nội dung về chế độ ốm đau năm 2024 dưới đây:
Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ ốm đau năm 2024
(i) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
(ii) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(iii) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại đoạn (i) và đoạn (ii) Mục này.
(Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Thời gian hưởng chế độ ốm đau năm 2024
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian tối đa hưởng chế độ ôm đau trong một năm như sau:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau năm 2024
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau năm 2024 được quy định như sau:
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau nêu trên được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
- Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 02 con trở lên dưới 07 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày đã nêu ở trên.
Ví dụ: Chị B đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật, có 3 người con dưới 07 bị ốm đau với thời gian lần lượt: Con thứ nhất ốm từ ngày 15/10 đến 17/10/2023, con thứ hai ốm từ 16/10 đến 19/10/2023, con thứ ba ốm từ 17/10 đến 19/10/2023. Khi này thời gian hưởng chế độ của chị B tính từ ngày 15/10 đến 19/10/2023 (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật ngày 15/10/2023) là 04 ngày.
- Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì chế độ khi con ốm đau giải quyết như sau:
+ Trường hợp cha và mẹ cũng nghỉ một lúc để chăm con, thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau.
Ví dụ: anh B và chị C đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con trai 06 tuổi bị sốt xuất huyết phải điều trị tại bệnh viện, nên hai vợ chồng đều phải nghỉ để chăm sóc con từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2023. Trong trường hợp anh B và chị C đều được giải quyết chế độ khi con đau ốm từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2023.
+ Trường hợp cha hoặc mẹ luân phiên nghỉ để chăm sóc. Trường hợp này chế độ khi con nghỉ ốm đau giải quyết theo thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con.
Ví dụ: Vợ chồng chị D cùng tham gia bảo hiểm xã hội, có con 4 tuổi bị bệnh nên hai vợ chồng thay phiên nhau chăm sóc, chị D chăm sóc từ ngày 11/9 đến 12/9/2023, chồng chị D chăm con từ 13/9 đến ngày con hết bệnh là 15/9/2023. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của vợ chồng chị D sẽ được tính như sau: Chị D sẽ tính từ ngày 11/9 đến 12/9/2023 là 02 ngày, chồng chị D tính từ ngày 13/9 đến 15/9/2023 là 03 ngày.
Mức hưởng chế độ ốm đau năm 2024
Căn cứ theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
- Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng được quy định như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Lưu ý:
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
- Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
(Theo khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau năm 2024
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được quy định là bằng 30% mức lương cơ sở.
Ví dụ: Chị C, bắt đầu đi làm lại sau khi phẩu thuật vào ngày 01/11/2023, nhưng đến ngày 06/11/2023 do sức khỏe chưa được phục hồi chị C được cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 07 ngày kể từ ngày 06/11/2023, tại thời điểm đó mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/1 tháng. Như vậy, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau của chị B sẽ bằng: ((1.800.000 đồng : 24 ngày) x 30%) x 7 ngày = 157.500 đồng.
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :