NLĐ nước ngoài thỏa 04 điều kiện sau phải đóng BHXH bắt buộc

Vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn về BHXH bắt buộc với NLĐ nước ngoài.

Theo đó: Đối chiếu với các quy định tại khoản 1 Điều 2, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 143 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP thì NLĐ nước ngoài thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc khi có đủ 04 điều kiện sau:

- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;

- Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ.

- Không thuộc đối tượng di chuyển nội bộ trong DN bao gồm:

NLĐ là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một DN nước ngoài; đã được DN nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của DN nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Nội dung công văn 1064:
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Ngày 18 tháng 03 năm 2019 V/v giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 143/2018/NĐ-CP 
Kính gửi:
• Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
• Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh và thành phô trực thuộc Trung ương.
Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được văn bản của một số địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đề nghị làm rõ đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nhị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản Ì Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng thai: gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghê hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyên của Việt Nam cấp và có hợp đông lao động không xác định thời hạn, hợp động lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam."
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp loại trừ, cụ thê: “N; gười lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyên trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điễu 3 của Nghị định số 11/201 GNĐ- CP ngày 03 tháng 02 năm 201 6 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số ï điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam; 
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điểu 187 của Bộ luật Lao động."
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động
về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lÿ, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thô Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.”
Như vậy, đôi chiêu với các quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài thuộc đôi tượng tham gia bảo hiệm xã hội bắt buộc khi có đủ các điêu kiện sau đây:
• Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghà do cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cấp;
• Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;
• Chưa đủ 60 tuôi đôi với nam và chưa đủ 55 tuôi đôi với nữ.
• Không thuộc đối tượng di chuyền trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Lao động — Thương bình và Xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo quy định:
của pháp luật./. l—”