Quy định về việc góp vốn vào doanh nghiệp
Trước khi thành lập công ty hoặc sau khi đã thành lập, quý khách cần biết việc góp vốn như thế nào là đúng quy định pháp luật. Góp vốn là việc các thành viên hoặc cổ đông chuyển tài sản của mình vào công ty, trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu đối với công ty.
Quy định chung về góp vốn
Khái niệm về góp vốn theo luật doanh nghiệp Việt Nam được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Quy định mới về tài sản góp vốn
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về tài sản góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay đổi thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thành “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ”.
Định nghĩa về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 được sử dụng không đúng và không thuộc bất cứ đối tượng nào được coi là tài sản. Sự thay đổi sang thuật ngữ “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ” trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã đúng bản chất của quyền tài sản – một trong những đối tượng được coi là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quy định về tài sản góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2020 còn thay đổi từ “chỉ có tổ chức cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp” sang “chỉ tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp”. Chủ sở hữu hợp pháp ở đây được hiểu là những tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp ở đây không phải là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã mở rộng thêm đối tượng được sử dụng tài sản để góp vốn so với Luật Doanh nghiệp 2014.
Quy định mới về vấn đề định giá tài sản góp vốn
Khi tiến hành góp vốn trong doanh nghiệp, các bên cần xác định được giá trị của tài sản đem góp vốn. Theo đó, khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 chia tài sản góp vốn thành hai nhóm sau:
Nhóm 01: Những tài sản không cần phải định giá bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
Nhóm 02: Những tài sản phải định giá bao gồm tất cả các tài sản không nằm trong nhóm 01 nêu trên.
Việc định giá tài sản góp vốn được quy định cụ thể tại hai thời điểm như sau:
* Khi thành lập doanh nghiệp:
Tài sản góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
* Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp:
Tài sản góp vốn do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
So với quy định về việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể tỷ lệ % số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận giá trị tài sản góp vốn trong trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá là “trên 50%” thay vì quy định chung chung như ở Luật Doanh nghiệp 2014 là “đa số”.
Trường hợp không được góp vốn
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về việc góp vốn. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin có liên quan xin vui lòng liên hệ:
Hotline 0969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Quy định chung về góp vốn
Khái niệm về góp vốn theo luật doanh nghiệp Việt Nam được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Quy định mới về tài sản góp vốn
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về tài sản góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay đổi thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” thành “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ”.
Định nghĩa về tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, thuật ngữ “giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ” được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 được sử dụng không đúng và không thuộc bất cứ đối tượng nào được coi là tài sản. Sự thay đổi sang thuật ngữ “quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ” trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã đúng bản chất của quyền tài sản – một trong những đối tượng được coi là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Quy định về tài sản góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2020 còn thay đổi từ “chỉ có tổ chức cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp” sang “chỉ tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp”. Chủ sở hữu hợp pháp ở đây được hiểu là những tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp ở đây không phải là chủ sở hữu đối với tài sản nhưng được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã mở rộng thêm đối tượng được sử dụng tài sản để góp vốn so với Luật Doanh nghiệp 2014.
Quy định mới về vấn đề định giá tài sản góp vốn
Khi tiến hành góp vốn trong doanh nghiệp, các bên cần xác định được giá trị của tài sản đem góp vốn. Theo đó, khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 chia tài sản góp vốn thành hai nhóm sau:
Nhóm 01: Những tài sản không cần phải định giá bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
Nhóm 02: Những tài sản phải định giá bao gồm tất cả các tài sản không nằm trong nhóm 01 nêu trên.
Việc định giá tài sản góp vốn được quy định cụ thể tại hai thời điểm như sau:
* Khi thành lập doanh nghiệp:
Tài sản góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
* Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp:
Tài sản góp vốn do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
So với quy định về việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể tỷ lệ % số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận giá trị tài sản góp vốn trong trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá là “trên 50%” thay vì quy định chung chung như ở Luật Doanh nghiệp 2014 là “đa số”.
Trường hợp không được góp vốn
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về việc góp vốn. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin có liên quan xin vui lòng liên hệ:
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :