Tăng lương tối thiếu vùng từ 01/01/2019
Ngày 16/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2019 tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP);
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với Nghị định 141);
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với Nghị định 141);
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với Nghị định 141).
Cũng giống như người lao động, doanh nghiệp sẽ chịu một số tác động nhất định nếu có sự điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Cụ thể:
1 – Xây dựng lại thang lương, bảng lương
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức lương thấp nhất của công việc bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; của công việc đòi hỏi qua đào tạo, học nghề cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng, các doanh nghiệp cần phải xây dựng lại và đăng ký lại thang lương, bảng lương.
2 – Tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN
Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Do đó, nếu tăng lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp đang phải đóng 17,5% vào Quỹ hưu trí và tử tuất, Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Quỹ ốm đau và thai sản của Bảo hiểm xã hội; ngoài ra còn phải đóng 3% cho Quỹ bảo hiểm y tế và 1% cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tổng là 21,5%.
3 – Tăng tiền nộp kinh phí công đoàn
Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu hàng tháng doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Như vậy, đương nhiên, khi mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động của doanh nghiệp tăng thì tiền nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2019 tăng từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng, cụ thể như sau:
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP);
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.710.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với Nghị định 141);
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với Nghị định 141);
- Đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng so với Nghị định 141).
Cũng giống như người lao động, doanh nghiệp sẽ chịu một số tác động nhất định nếu có sự điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Cụ thể:
1 – Xây dựng lại thang lương, bảng lương
Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức lương thấp nhất của công việc bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; của công việc đòi hỏi qua đào tạo, học nghề cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng, các doanh nghiệp cần phải xây dựng lại và đăng ký lại thang lương, bảng lương.
2 – Tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN
Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Do đó, nếu tăng lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp đang phải đóng 17,5% vào Quỹ hưu trí và tử tuất, Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Quỹ ốm đau và thai sản của Bảo hiểm xã hội; ngoài ra còn phải đóng 3% cho Quỹ bảo hiểm y tế và 1% cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, tổng là 21,5%.
3 – Tăng tiền nộp kinh phí công đoàn
Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu hàng tháng doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Như vậy, đương nhiên, khi mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động của doanh nghiệp tăng thì tiền nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo.
Tin liên quan :