Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung và nguyên tắc thiết lập
Bảng cân đối kế toán có tác dụng rất quan trọng trong việc quản lý và căn cứ vào số liệu đó, nhà quản lý sẽ dễ dàng biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu tài sản hiện có. Từ đó mà có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp và các vấn đề khác. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau từ Tín Việt!
Bảng cân đối kế toán chính là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
BCĐKT phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Do đó có thể nói BCĐKT như một bức tranh tổng thể cho thấy nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của bảng cân đối kế toán
Nội dung cơ bản của BCĐKT được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản. Những chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được mã hóa nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu, xử lý trên máy tinh và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
BCĐKT sẽ được chia làm 2 phần đó là tài sản và nguồn vốn.
Về kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản sẽ thể hiện giá trị tài sản theo như kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, hàng hóa, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên tài sản sẽ phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế: Số liệu nguồn vốn thể hiện các quy mô tài chính, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Các số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với nhà nước, cấp trên, nhà đầu tư, cổ đông, vốn liên doanh, với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, với khách hàng, đơn vị kinh tế khác và với người lao động…
Theo đó, ngoài cột chỉ tiêu thì sẽ còn có các cột phản ánh mã số, cột thuyết minh, cột số cuối kỳ và cột số đầu kỳ.
Theo như quy định thì khi lập và trình bày BCĐKT phải cần tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra trên BCĐKT, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp mà sẽ cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
Khi lập BCĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên cần phải thực hiện loại trừ tất cả các số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, các khoản phải thu, phải trả hay cho vay nội bộ… giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới khác nhau.
Các chỉ tiêu không có số liệu sẽ được miễn trình bày trên BCĐKT, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo như nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Có thể thấy bảng cân đối kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào BCĐKT bạn sẽ có thể đánh giá được khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, các triển vọng kinh tế tài chính, cũng như sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về bảng cân đối kế toán này.
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán chính là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
BCĐKT phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ các tài sản và nguồn vốn hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Do đó có thể nói BCĐKT như một bức tranh tổng thể cho thấy nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của bảng cân đối kế toán
Nội dung cơ bản của BCĐKT được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn hình thành nên tài sản. Những chỉ tiêu được phân loại và sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được mã hóa nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu, xử lý trên máy tinh và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.
BCĐKT sẽ được chia làm 2 phần đó là tài sản và nguồn vốn.
Tài sản
Về kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản sẽ thể hiện giá trị tài sản theo như kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, hàng hóa, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên tài sản sẽ phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Nguồn vốn
Về mặt kinh tế: Số liệu nguồn vốn thể hiện các quy mô tài chính, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Các số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với nhà nước, cấp trên, nhà đầu tư, cổ đông, vốn liên doanh, với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, với khách hàng, đơn vị kinh tế khác và với người lao động…
Theo đó, ngoài cột chỉ tiêu thì sẽ còn có các cột phản ánh mã số, cột thuyết minh, cột số cuối kỳ và cột số đầu kỳ.
Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán
Theo như quy định thì khi lập và trình bày BCĐKT phải cần tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. Ngoài ra trên BCĐKT, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp mà sẽ cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn. Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì các tài sản và nợ phải trả sẽ được trình bay theo tính thanh khoản giảm dần
Khi lập BCĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên cần phải thực hiện loại trừ tất cả các số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, các khoản phải thu, phải trả hay cho vay nội bộ… giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới khác nhau.
Các chỉ tiêu không có số liệu sẽ được miễn trình bày trên BCĐKT, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo như nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Có thể thấy bảng cân đối kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào BCĐKT bạn sẽ có thể đánh giá được khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, các triển vọng kinh tế tài chính, cũng như sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về bảng cân đối kế toán này.
Tin liên quan :