Cách tính thuế khi thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty và đi vào hoạt động, doanh nghiệp có khả năng phải đóng 4 loại thuế chính bao gồm: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp phải đóng thêm các loại thuế như: Thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…. Tín Việt xin chia sẽ tới quý khách cách tính các loại thuế phổ biến.
Lệ phí môn bài
Là khoản lệ phí doanh nghiệp phải nộp cố định vào đầu mỗi năm.
Căn cứ pháp lý
♦ Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực từ ngày 25/2/2020.
♦ Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
♦ Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.
Quy định về kê khai và nộp lệ phí môn bài
♦ Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
♦ Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (gọi chung là tổ chức) thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
♦ Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
♦ Từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
- Tổ chức thành lập mới;
- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Trong thời gian miễn lệ phí, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu…
Mức Lệ phí môn bài phải nộp:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Thuế Giá trị Gia tăng
Là khoản thuế Doanh nghiệp thu của bên mua và nộp lại cho nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
♦ Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016;
♦ Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT và nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT
♦ Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
♦ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
♦ Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT, có 2 loại
Phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất GTGT
Trong đó, thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức khác nhau: 0%, 5%, 10% tùy vào từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Thuế doanh nghiệp hay thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Đây là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
♦ Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
♦ Luật quản lý thuế 38/2019/QH14
Quy định về kê khai và nộp thuế TNDN
♦ Thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
♦ Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế;
♦ Mức thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20% áp dụng với doanh nghiệp không thuộc trường hợp hưởng ưu đãi thuế, hoạt động khai thác một số loại khoáng sản quý, hiếm.
Phương pháp tính thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quý KH&CN) x Thuế suất TNDN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Thu nhập khác
Thuế Thu nhập Cá nhân
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Đây là khoản thuế người lao động chịu, nên Doanh nghiệp có trách nhiệm thu và nộp cho nhà nước.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi năm 2012;
♦ Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;
♦ Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Quy định về kê khai và nộp thuế TNCN
♦ Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
♦ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
♦ Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất TNCN
Trong đó:
♦ Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
♦ Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
♦ Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
==>>Tham khảo dịch vụ khai thuế trọn gói
Tư vấn miễn phí: Call/Zalo/Viber O969.541.541 Mr Chiêm
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
(028) 39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Lệ phí môn bài
Là khoản lệ phí doanh nghiệp phải nộp cố định vào đầu mỗi năm.
Căn cứ pháp lý
♦ Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực từ ngày 25/2/2020.
♦ Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
♦ Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.
Quy định về kê khai và nộp lệ phí môn bài
♦ Khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
♦ Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (gọi chung là tổ chức) thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
♦ Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
♦ Từ ngày 25 tháng 02 năm 2020 Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
- Tổ chức thành lập mới;
- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Trong thời gian miễn lệ phí, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu…
Mức Lệ phí môn bài phải nộp:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Thuế Giá trị Gia tăng
Là khoản thuế Doanh nghiệp thu của bên mua và nộp lại cho nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
♦ Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016;
♦ Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế GTGT và nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Thời hạn kê khai và nộp thuế GTGT
♦ Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
♦ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
♦ Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế GTGT, có 2 loại
Phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất GTGT
Trong đó, thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức khác nhau: 0%, 5%, 10% tùy vào từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Thuế doanh nghiệp hay thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Đây là khoản thuế doanh nghiệp phải nộp khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008;
♦ Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
♦ Luật quản lý thuế 38/2019/QH14
Quy định về kê khai và nộp thuế TNDN
♦ Thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
♦ Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế;
♦ Mức thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20% áp dụng với doanh nghiệp không thuộc trường hợp hưởng ưu đãi thuế, hoạt động khai thác một số loại khoáng sản quý, hiếm.
Phương pháp tính thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quý KH&CN) x Thuế suất TNDN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Thu nhập khác
Thuế Thu nhập Cá nhân
Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Đây là khoản thuế người lao động chịu, nên Doanh nghiệp có trách nhiệm thu và nộp cho nhà nước.
Căn cứ pháp lý
♦ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi năm 2012;
♦ Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014;
♦ Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Quy định về kê khai và nộp thuế TNCN
♦ Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
♦ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
♦ Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.
Phương pháp tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất TNCN
Trong đó:
♦ Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
♦ Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
♦ Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
==>>Tham khảo dịch vụ khai thuế trọn gói
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
(028) 39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :