Cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp tạm nộp theo quý
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý là một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm sau khi thành lập công ty. Việc khai thuế và tính thuế đúng quy định pháp luật sẽ thực hiện như thế nào? Tín Việt hy vọng với bài viết này, sẽ giúp Quý khách hiểu rõ hơn về cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.
1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH LÀ GÌ?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính quý là khoản thuế phát sinh trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
2. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x Thuế suất thuế TNDN
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?
3. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
► Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Nếu doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
► Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.
► Chi phí được trừ
Trên thực tế tình hình hoạt động của Doanh nghiệp thường phát sinh hai loại chi phí là chi phí kế toán và chi phí được trừ tính thuế TNDN:
+ Chi phí kế toán là tất cả các khoản chi phí phát sinh thực tế tại Doanh nghiệp (Kế toán vẫn hạch toán vào sổ sách bình thường).
+ Chi phí được trừ tính thuế TNDN: Là những chi phí được trừ theo quy định tại điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xem thêm: Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
► Thu nhập khác:
Là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. (Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN).
► Thu nhập được miễn thuế:
Được quy định tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN. Theo đó doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế TNDN khi có thu nhập từ các hoạt động kinh doanh đó.
► Các khoản lỗ kết chuyển:
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
4. THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Theo quy định pháp luật hiện hành thì thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20%.
Tuy nhiên đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì mức thuế suất thuế TNDN là từ 32% đến 50%.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập có được Miễn thuế TNDN không?
5. CÁCH TẠM TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HÀNG QUÝ
- Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
- Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
- Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
- Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
- Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách xác thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý. Để tránh các rủi ro về kế toán thuế Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
(028)39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541 (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH LÀ GÌ?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính quý là khoản thuế phát sinh trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
2. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x Thuế suất thuế TNDN
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?
3. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
► Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Nếu doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
► Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.
► Chi phí được trừ
Trên thực tế tình hình hoạt động của Doanh nghiệp thường phát sinh hai loại chi phí là chi phí kế toán và chi phí được trừ tính thuế TNDN:
+ Chi phí kế toán là tất cả các khoản chi phí phát sinh thực tế tại Doanh nghiệp (Kế toán vẫn hạch toán vào sổ sách bình thường).
+ Chi phí được trừ tính thuế TNDN: Là những chi phí được trừ theo quy định tại điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xem thêm: Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
► Thu nhập khác:
Là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. (Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN).
► Thu nhập được miễn thuế:
Được quy định tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN. Theo đó doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế TNDN khi có thu nhập từ các hoạt động kinh doanh đó.
► Các khoản lỗ kết chuyển:
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
4. THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Theo quy định pháp luật hiện hành thì thuế suất thuế TNDN hiện nay là 20%.
Tuy nhiên đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì mức thuế suất thuế TNDN là từ 32% đến 50%.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập có được Miễn thuế TNDN không?
5. CÁCH TẠM TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HÀNG QUÝ
- Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
- Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
- Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
- Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
- Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách xác thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý. Để tránh các rủi ro về kế toán thuế Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Theo dõi chúng tôi tại
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
♦ Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, muốn tiết kiệm chi phí những công việc vẫn được thực hiện đầy đủ và đúng quy định luật thuế. ♦ Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kiến thức về thuế, kế toán, cần sự hỗ trợ về giấy tờ pháp lý và các thủ tục với cơ quan Thuế. ♦ Doanh nghiệp gặp phải một vài phát sinh phức tạp cần người có chuyên môn nghiệp vụ cao xử lý. ♦ Doanh nghiệp gặp vấn đề về sổ sách kế toán, về các sai sót của báo cáo thuế đã thực hiện. ♦ Doanh nghiệp bị mất mát số liệu kế toán và thuế do kế toán thôi việc và không bàn giao đầy đủ. ♦ Doanh nghiệp muốn thuê dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp để an tâm sản xuất kinh doanh. ♦ Doanh nghiệp đã thay đổi kế toán nhiều lần, cần rà soát lại hồ sơ khai thuế, sổ sách, báo cáo thuế để hạn chế rủi ro, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng Luật thuế. ♦ Các doanh nghiệp có các ngành nghề đặc thù như xây dựng, xây lắp, gia công, xuất nhập khẩu,… cần phải có đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm thực hiện kế toán thuế. ♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không am hiểu luật thuế Việt Nam... Tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào Chi phí. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì càng phải xem xét kỹ hơn về chi phí bỏ ra. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc bỏ ra một khoản 8-10 triệu/tháng để thuê nhân viên kế toán thuế là một chi phí tương đối lớn. Trong khi công việc thì không nhiều, nhân viên kế toán có thể nghỉ bất kỳ lúc nào nhưng công việc chưa hoàn thành và bàn giao cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, dịch vụ kế toán thuế sinh ra để giải quyết nhu cầu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại sự hiệu quả cao và tính chuyên nghiệp hơn. ♦ Chi phí dịch vụ kế toán thuế rẻ hơn rất nhiều lần thậm chí nhiều chục lần so với việc doanh nghiệp tuyển dụng kế toán viên nhưng lại được hưởng dịch vụ chất lượng tốt nhất của các kế toán có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm. ♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo kế toán viên. ♦ Chi phí lương, BHXH, BHYT, khen thưởng, trợ cấp; hệ thống quản lý bộ phận kế toán được tiết kiệm. ♦ Chi phí cho cơ sở vật chất: hệ thống máy tính, bàn ghế cho nhân viên, máy in, máy hủy tài liệu, điện, nước, phần mềm kế toán,… rất tốn kém. Sổ liệu kế toán được liên tục, đảm bảo tiến độ đúng thời hạn, đúng quy định: Dù công ty nhỏ hay công ty lớn, công việc kế toán cũng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao; khối lượng công việc tương đối nhiều. Dù kế toán của công ty có cập nhật sổ sách, báo cáo thường xuyên cũng sẽ không tránh khỏi sai sót. Do ở các công ty, một kế toán có thể còn đảm nhận nhiều vị trí công ty việc khác nhau, dễ dẫn đến chồng chéo công việc; không đảm bảo chất lượng công việc. Vì vậy, lựa chọn dịch vụ kế toán thuế là điều các doanh nghiệp, công ty hiện nay nên làm: ♦ Đơn vị làm dịch vụ sẽ đảm bảo cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác các thông tư, nghị định, luật thuế mới nhất. ♦ Cam kết số liệu kế toán được xử lý chính xác, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công việc; mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. ♦ Số liệu sẽ được liên tục không bị thất lạc mất mát, luôn có bộ phận kiểm tra số liệu đầy đủ. Không giống như DN thuê kế toán khi nghỉ việc hộ có thể không bàn giao số liệu hoặc bàn giao không đầy đủ mà DN không nắm được, vì vậy rấy khó cho người mới tiếp nhận và khó cho việc quyết toán thuế sau này. ♦ Theo dõi, cập nhật thường xuyên sổ sách kế toán; xử lý sổ sách gọn gàng, suôn sẻ; có nhiều kinh nghiệm xử lý khi công việc gặp trục trặc. Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: ♦ Đội ngũ nhân viên của dịch vụ kế toán có nhiều kinh nghiệm hơn; thành thạo công việc nên tiết kiệm được thời gian tìm hiểu; xử lý vấn đề khi xảy ra lỗi. ♦ Sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian đào tạo công việc cho nhân viên mới. ♦ Không cần mất thời gian đôn đốc nhân viên; không cần lo lắng tìm người mới khi nhân viên cũ nghỉ việc, làm gián đoạn công việc. ♦ Nhân viên làm dịch vụ sẽ tiếp nhận công việc bất cứ khi nào doanh nghiệp bạn cần và cho bạn kết quả nhanh nhất có thể. ♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cập nhập kịp thời tình hình, các quy định mới của pháp luật khi sử dụng dịch vụ. Không phát sinh bộ phận kế toán thuế: ♦ Không phát sinh chi phí mua sắm công cụ lao động cho bộ phận kế toán: bàn ghế, máy tính, thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng phẩm, điện, nước,…thậm chí hạn chế được cả diện tích thuê mua văn phòng. ♦ Giảm được chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân sự và bộ máy kế toán thuế. ♦ Không phát sinh các khoản lương thưởng, phụ cấp, đi lại, điện thoại, trợ cấp, thăm hỏi,…. cho nhân sự kế toán. ♦ Không mất chi phí cho mua sắm phần mềm kế toán. Chất lượng dịch vụ được đảm bảo ♦ Quý khách hoàn toàn tập trung cho hoạt động kinh doanh, kế toán thuế đã có Tín Việt lo. ♦ Nhân sự của Tín Việt được tổ chức chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm nghề nghiệp vì thế chúng tôi đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. ♦ Tín Việt đến tận nơi giao dịch. Quý khách không cần đi lại ♦ Khi có các vấn đề phát sinh, Tín Việt sẽ đại diện Quý khách để làm việc trực tiếp cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan ♦ Khi quyết toán thuế, Tín Việt sẽ trực tiếp làm việc với Cơ quan thuế và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng ♦ Số liệu được lưu trữ và bảo mật cẩn thận về sau, không bao giờ mất mát dữ liệu ♦ Cung cấp kịp thời các số liệu và hồ sơ cần thiết cho quý khách ♦ Tư vấn kịp thời các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động ♦ Hoàn thành công việc đúng thời hạn theo quy định. ♦ Cập nhật văn bản mới có liên quan Tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan cho Doanh nghiệp: ♦ Tư vấn, hỗ trợ về phần mềm kê khai lao động và bảo hiểm. ♦ Tư vấn các quy định về pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động; ♦ Tư vấn quy định về mức đóng tối thiểu, tối đa liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; ♦ Thực hiện báo tăng, báo giảm đóng và chốt bảo hiểm cho người lao động; ♦ Tư vấn cách hạch toán chi phí lương, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp trong chi phí thuế, hạch toán kế toán; ♦ Tư vấn về hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục bảo hiểm xã hội; ♦ Thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền; ♦ Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến bảo hiểm, lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp,… |
Tin liên quan :