Chính sách nổi bật
Công ty Tín Việt giới thiệu một số chính sách khác nổi bật có hiệu lực từ ngày 11 – 20/8/2018:
1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/8/2018
Thủ tướng ban hành Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể được chia thành 05 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Như vậy, so với quy định hiện hành, quy định này đã tăng số lượng ngành cấp 4 lên 49 ngành, ngành cấp 5 tăng lên 92 ngành.
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/8/2018.
2. Tiêu chí áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 15/2018/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 15/8/2018) về phân luồng trong Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.
Theo đó, để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân phải đạt các tiêu chí:
- Được Bộ Công thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc
- Được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; hoặc
- Đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;
+ Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
+ Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
3. Từ năm 2019, chủ tàu biển phải báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu
Kể từ ngày 15/8/2018, Thông tư 40/2018/TT-BGTVT về thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam chính thức có hiệu lực.
Theo đó, từ năm 2019, chủ tàu phải thu thập và báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của từng tàu trong mỗi niên lịch qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước ngày 28/02 năm kế tiếp.
Nội dung báo cáo gồm:
- Đối với các tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế: ghi thông tin theo Mẫu 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với các tàu còn lại: thông tin ghi theo Mẫu 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ thông tin về khoảng cách hành trình, chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng và cấp đi băng.
Hoạt động thu thập, báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu cũng được thực hiện đối với trường hợp thay đổi chủ tàu, thay đổi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài của tàu,...
4. Tăng thời hạn GCN sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Thông tư 14/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2014/TT-BCT về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có hiệu lực từ ngày 16/8/2018.
Theo đó, Giấy chứng nhận (GCN) sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có giá trị từ ngày được cấp đến hết ngày 31/12 của năm thứ tư tính từ năm cơ sở được cấp GCN.
Như vậy, thời hạn này đã được tăng lên 01 năm so với quy định hiện hành tại Thông tư 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014.
Trong thời hạn của GCN, cơ sở công nghiệp nông thôn được hưởng nhiều quyền lợi, đơn cử như: được ưu tiên xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương để: Đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý,...
1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/8/2018
Thủ tướng ban hành Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể được chia thành 05 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Như vậy, so với quy định hiện hành, quy định này đã tăng số lượng ngành cấp 4 lên 49 ngành, ngành cấp 5 tăng lên 92 ngành.
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/8/2018.
2. Tiêu chí áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 15/2018/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 15/8/2018) về phân luồng trong Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.
Theo đó, để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân phải đạt các tiêu chí:
- Được Bộ Công thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc
- Được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; hoặc
- Đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;
+ Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
+ Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
3. Từ năm 2019, chủ tàu biển phải báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu
Kể từ ngày 15/8/2018, Thông tư 40/2018/TT-BGTVT về thu thập và báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam chính thức có hiệu lực.
Theo đó, từ năm 2019, chủ tàu phải thu thập và báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của từng tàu trong mỗi niên lịch qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước ngày 28/02 năm kế tiếp.
Nội dung báo cáo gồm:
- Đối với các tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế: ghi thông tin theo Mẫu 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đối với các tàu còn lại: thông tin ghi theo Mẫu 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ thông tin về khoảng cách hành trình, chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng và cấp đi băng.
Hoạt động thu thập, báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu cũng được thực hiện đối với trường hợp thay đổi chủ tàu, thay đổi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài của tàu,...
4. Tăng thời hạn GCN sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Thông tư 14/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2014/TT-BCT về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có hiệu lực từ ngày 16/8/2018.
Theo đó, Giấy chứng nhận (GCN) sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có giá trị từ ngày được cấp đến hết ngày 31/12 của năm thứ tư tính từ năm cơ sở được cấp GCN.
Như vậy, thời hạn này đã được tăng lên 01 năm so với quy định hiện hành tại Thông tư 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014.
Trong thời hạn của GCN, cơ sở công nghiệp nông thôn được hưởng nhiều quyền lợi, đơn cử như: được ưu tiên xét hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương để: Đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý,...
Tin liên quan :