Hướng dẫn cách đọc một báo cáo tài chính đơn giản
Cách đọc một báo cáo tài chính trên thực tế không quá phức tạp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Quản lý hoặc giám đốc dù không có chuyên môn sâu về kế toán - tài chính vẫn có thể đọc và phân tích báo cáo tài chính nếu nắm được những mục cơ bản của báo cáo tài chính. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đọc một báo cáo tài chính cơ bản nhanh nhất.
Báo cáo tài chính là tổng hợp đầy đủ thông tin về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tài chính, dễ dàng thấy được khả năng sinh lời, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đò đưa ra được phương hướng giải quyết, phát triển trong tương lai.
Theo Điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC, một báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm các phần sau:
Báo cáo tài chính được ví như một thư ký thống kê và phản ánh lại tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Bởi vậy, báo cáo tài chính không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn là cơ sở của các cơ quan nhà nước và các đối tác. Cụ thể:
Đối với chủ doanh nghiệp: Đọc báo cáo tài chính sẽ nắm được tình hình tài chính của đơn vị, biết được điểm mạnh, điểm yếu, trong tình hình tài chính để đưa ra biện pháp khắc phục, quản lý tài chính doanh nghiệp tối ưu hơn.
Đối với ngân hàng: Ngân hàng đọc báo cáo tài chính để hiểu tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp, nắm được cơ cấu vốn, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận để làm căn cứ cho vay.
Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư tìm hiểu doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, xác định tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro để lựa chọn và quyết định đầu tư.
Đối với các cơ quan chức năng: Đọc báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm, đưa ra cách quản lý tốt doanh nghiệp.
Để đọc báo cáo tài chính, thông thường bạn cần chú ý đến 3 loại báo cáo tài chính quan trọng nhất, đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3.1. Đọc bảng cân đối kế toán
Tài khoản quan trọng mà bạn cần lưu ý là tài khoản 131 và 331 trên bảng cân đối kế toán, xác định công nợ phải thu của khách hàng và công nợ phải trả phía nhà cung cấp có khớp nhau hay không, cụ thể:
3.2. Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các bước đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Bước 1: Tách riêng các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định tỷ trọng từng khoản doanh thu trong tổng doanh thu, chi phí trong tổng chi phí và so sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí với cùng kỳ.
Bước 3: Quan sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi doanh thu, chi phí.
3.3. Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho doanh nghiệp biết vòng quay luân chuyển của nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm:
1. Báo cáo tài chính bao gồm những phần nào?
Báo cáo tài chính là tổng hợp đầy đủ thông tin về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tài chính, dễ dàng thấy được khả năng sinh lời, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đò đưa ra được phương hướng giải quyết, phát triển trong tương lai.
Theo Điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC, một báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm các phần sau:
- Báo cáo tài chính của Ban giám đốc doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính của phía Công ty kiểm toán độc lập.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu số B02-DN).
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN).
- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN).
2. Ý nghĩa của đọc báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được ví như một thư ký thống kê và phản ánh lại tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Bởi vậy, báo cáo tài chính không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn là cơ sở của các cơ quan nhà nước và các đối tác. Cụ thể:
Đối với chủ doanh nghiệp: Đọc báo cáo tài chính sẽ nắm được tình hình tài chính của đơn vị, biết được điểm mạnh, điểm yếu, trong tình hình tài chính để đưa ra biện pháp khắc phục, quản lý tài chính doanh nghiệp tối ưu hơn.
Đối với ngân hàng: Ngân hàng đọc báo cáo tài chính để hiểu tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp, nắm được cơ cấu vốn, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận để làm căn cứ cho vay.
Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư tìm hiểu doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, xác định tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro để lựa chọn và quyết định đầu tư.
Đối với các cơ quan chức năng: Đọc báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm, đưa ra cách quản lý tốt doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính
Để đọc báo cáo tài chính, thông thường bạn cần chú ý đến 3 loại báo cáo tài chính quan trọng nhất, đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3.1. Đọc bảng cân đối kế toán
Tài khoản quan trọng mà bạn cần lưu ý là tài khoản 131 và 331 trên bảng cân đối kế toán, xác định công nợ phải thu của khách hàng và công nợ phải trả phía nhà cung cấp có khớp nhau hay không, cụ thể:
- Tài khoản 131, 331 giảm so với cùng kỳ là đánh giá tốt.
- Tài khoản 131 không được chiếm tỷ trọng quá cao trong phần tài sản.
- Tài khoản 331 không được chiếm tỷ trọng quá cao trong phần vốn chủ sở hữu.
Các bước đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Bước 1: Tách riêng các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định tỷ trọng từng khoản doanh thu trong tổng doanh thu, chi phí trong tổng chi phí và so sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí với cùng kỳ.
Bước 3: Quan sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi doanh thu, chi phí.
3.3. Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho doanh nghiệp biết vòng quay luân chuyển của nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Thanh toán cho nhà cung cấp, thu từ khách hàng, thanh toán cho người lao động, nộp thuế, trả lãi ngân hàng,... Dòng tiền này bao gồm lượng tiền do doanh nghiệp làm ra, không phải khoản huy động hay vay nợ.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là dòng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm hay thanh lý tài sản cố định, tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền liên quan đến việc tăng hay giảm vốn chủ sở hữu và hoạt động vay nợ của doanh nghiệp.
- Ngoại trừ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thì dòng tiền từ đầu tư và hoạt động tài chính đều có bản chất là tăng ở kỳ hiện tại và giảm ở kỳ tương lai hoặc đảo ngược lại.
- Phần trọng tâm cần nghiên cứu là lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, bởi nó phản ánh khả năng tạo tiền trên thực tế của doanh nghiệp.
- Tiền và các khoản tương đương tiền vào cuối kỳ có thể giảm so với kỳ trước nhưng đây không hẳn là tín hiệu xấu bởi doanh nghiệp đã thanh toán các khoản vay của mình trước đó.
Tin liên quan :