Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Cách viết hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất tại Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP như thế nào? Từ 1/7/2022, toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, một số ngành kinh doanh đặc biệt như dịch vụ ăn uống, nhà hàng - khách sạn, nhiều kế toán vẫn khá lúng túng khi áp dụng hóa đơn điện tử. Dưới đây là hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống.
Theo Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan Thuế cần đảm bảo một số nguyên tắc theo quy định.
Cụ thể, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, hoạt động kinh doanh thuộc 8 lĩnh vực sau đây sẽ thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế bao gồm:
Như vậy, dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.
Để lập hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống, kế toán cần lưu ý một số vấn đề như sau:
2.1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp cụ thể được quy định:
“4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.”
2.2. Cách xuất hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ăn uống
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi lập Hóa đơn điện tử, người bán cần phải ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có mã quy định riêng thì trên hóa đơn cần thể hiện cả mã hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Trên hóa đơn mỗi mặt hàng đi một dòng, không hạn chế số lượng trang của một hóa đơn.
Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần có đầy đủ các nội dung bao gồm:
Trên đây là hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Kế toán doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần lưu ý để xuất loại hóa đơn điện tử, nội dung hóa đơn phù hợp và đúng quy định.
1. Dịch vụ ăn uống dùng hóa đơn điện tử loại nào?
Theo Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan Thuế cần đảm bảo một số nguyên tắc theo quy định.
Cụ thể, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, hoạt động kinh doanh thuộc 8 lĩnh vực sau đây sẽ thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế bao gồm:
- Trung tâm thương mại.
- Siêu thị.
- Bán lẻ hàng tiêu dùng.
- Ăn uống.
- Nhà hàng.
- Khách sạn.
- Bán lẻ thuốc tân dược.
- Các dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.
Như vậy, dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.
2. Hướng dẫn cách viết hóa đơn dịch vụ ăn uống
Để lập hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống, kế toán cần lưu ý một số vấn đề như sau:
2.1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp cụ thể được quy định:
“4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.”
2.2. Cách xuất hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ăn uống
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi lập Hóa đơn điện tử, người bán cần phải ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có mã quy định riêng thì trên hóa đơn cần thể hiện cả mã hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Trên hóa đơn mỗi mặt hàng đi một dòng, không hạn chế số lượng trang của một hóa đơn.
Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần có đầy đủ các nội dung bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
- Thông tin hàng hóa: Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, đơn giá, thành tiền (ghi bằng cả số và thành tiền bằng chữ).
- Đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức phục vụ tại chỗ, khách đặt dịch vụ thì ghi tên hàng hóa, dịch vụ các món ăn như thịt, rau, cua, tôm,... và đồ uống như bia, rượu, nước ngọt,... và các dịch vụ phát sinh.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức bán suất, hộp, cơm văn phòng thì khi lập hóa đơn, kế toán ghi đơn vị tính là hộp, đĩa, suất,...
Trên đây là hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Kế toán doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần lưu ý để xuất loại hóa đơn điện tử, nội dung hóa đơn phù hợp và đúng quy định.
Tin liên quan :