5 quy tắc quản lý tiền cho doanh nghiệp nhỏ, bạn không nên bỏ qua
Cá nhân phải biết quản lý tiền của mình để trở nên giàu có vì thế bạn cũng cần biết cách quản lý tiền cho doanh nghiệp mình để thành công.
Cũng giống như một cá nhân, doanh nghiệp của bạn cũng cần phải bỏ tiền cho các chi phí để tồn tại. Làm sao để chi tiêu hiệu quả mà không mắc vào cảnh “cháy túi” hoặc lâm vào nợ nần.
Cá nhân phải biết quản lý tiền của mình để trở nên giàu có vì thế bạn cũng cần biết cách quản lý tiền cho doanh nghiệp mình để thành công. Với doanh nghiệp, bạn sẽ phải làm việc với nhân viên, nhà cung cấp, cơ quan thuế. Làm thế nào để khi làm việc với họ, bạn luôn tận dụng được hiệu quả các đồng tiền mình bỏ ra.
Dưới đây là 5 quy tắc để giúp bạn quản lý tiền cho doanh nghiệp nhỏ của mình:
Trong cuốn sách 'Bí quyết tay trắng thành triệu phú' của Adam Khoo, ông đã chia sẻ một trong 7 thói quen của triệu phú: Chưa vội hưởng thụ sớm. Phần lớn mọi người muốn tận hưởng ngay những thành quả đạt được. Chính thói quen này đã ngăn cản họ trên con đường làm giàu của mình. Kết quả là họ tiêu xài nhiều hơn đầu tư.
Nếu bạn lần đầu tiên quản lý doanh nghiệp nhỏ của mình, nguyên tắc trên là vô cùng quan trọng trong vài năm đầu tiên. Tính toán xem bạn cần bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống hàng tháng và rút đúng số tiền đó từ thu nhập của doanh nghiệp bạn. Với phần lợi nhuận còn lại, đầu tư trở lại vào công ty. Để các khoản tiền đó phục vụ cho tăng trưởng.
Sẽ rất hào hứng khi kiếm được tiền từ doanh nghiệp, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp mới lại sử dụng nó vào những kỳ nghỉ đắt tiền hay nhà cửa. Hãy chống lại những điều thôi thúc đó. Chờ đến khi doanh nghiệp đã trải qua một vài năm, lúc đó bạn có thể bắt đầu lấy các khoản lợi nhuận đó để tận hưởng cho chính mình.
Trong một doanh nghiệp non trẻ, chi phí lớn nhất, cho đến nay, là tiền lương nhân viên. Khi doanh nghiệp trở nên bận rộn hơn và bạn có vẻ đang quá tải công việc thì đó là lúc cần tuyển một nhân viên mới ngay. Tuy nhiên, hãy chắc chắn đó là điều cần thiết.
Không bao giờ tuyển nhân viên cho đến khi bạn thực sự cần họ. Luôn luôn yêu cầu đội ngũ nhân viên hiện tại làm việc hết mình để đảm bảo họ làm việc với khả năng tốt nhất.
“JIT” là từ viết tắt của “Just In Time” có nghĩa là vừa đúng lúc. Đây là một chiến lược giảm chi phí các khoản tiền vay và hàng tồn kho.
Ví dụ, nếu bạn dự tính mình cần 100.000 USD để đủ chi phí cho sang năm, thì không cần mượn toàn bộ số tiền 100.000 USD một lúc. Bởi vì nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ phải trả lãi vay cho toàn bộ số tiền đó khi mà bạn không sử dụng hết số tiền đó cho đến cuối năm.
Thay vào đó, bạn sẽ vay 25.000 USD trong 2 tháng đầu tiền của năm sau (trừ tháng nghỉ tết). Sau đó lại tiếp tục vay 25.000 USD trong 3 tháng tiếp theo. Cứ theo quy tắc như vậy, bạn sẽ giảm tổng số tiền lãi phải trả ngân hàng. Cứ như vậy khoản tiền đó sẽ tăng lên và bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn sau một thời gian dài.
Khi giao dịch với các nhà thầu hoặc nhà cung cấp bên ngoài, chẳng hạn như dịch vụ giao hàng, cung cấp thực phẩm, điện, dịch vụ bảo vệ, đừng ngần ngại thương lượng các điều khoản hợp đồng. Lựa chọn các nhà cung cấp cho phép bạn thanh toán sau 30 ngày kể từ khi nhận hóa đơn dịch vụ thay vì phải trả tiền ngay lập tức.
Thời gian gia hạn đó cho phép bạn quản lý tiền tốt hơn và sắp xếp được hóa đơn theo thứ tự ưu tiên. Nhiều nhà cùng cấp luôn cho phép điều này,nhưng cần sẵn sàng yêu cầu khi họ muốn thanh toán ngay lập tức.
Luật thuế nhà nước quy định các chủ doanh nghiệp phải trích một khoản tiền bên cạnh tiền lương nhân viên như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp cho mỗi kỳ thanh toán. Các doanh nghiệp sẽ có một khoản thời gian gia hạn nhất định trước khi phải nộp báo cáo quỹ này. Là một chủ doanh nghiệp, điều quan trọng là phải giữ cho các khoản tiền quỹ đó riêng biệt so với các quỹ khác.Không sử dụng số tiền này để đầu tư hoặc trang trải chi phí hàng ngày.
Thay vào đó, để tiền vào một tài khoản riêng biệt mà bạn không được đụng vào. Điều này sẽ giúp bạn tránh phải tiêu đến các khoản tiền mà không thực sự phải của mình. Đó là một thói quen tốt, nó sẽ ngăn công việc kinh doanh của bạn không mắc những vi phạm tài chính vào cuối mỗi tháng. Các khoản phạt của nhà nước sẽ không tha thứ cho những trường hợp như vậy.
Cũng giống như một cá nhân, doanh nghiệp của bạn cũng cần phải bỏ tiền cho các chi phí để tồn tại. Làm sao để chi tiêu hiệu quả mà không mắc vào cảnh “cháy túi” hoặc lâm vào nợ nần.
Cá nhân phải biết quản lý tiền của mình để trở nên giàu có vì thế bạn cũng cần biết cách quản lý tiền cho doanh nghiệp mình để thành công. Với doanh nghiệp, bạn sẽ phải làm việc với nhân viên, nhà cung cấp, cơ quan thuế. Làm thế nào để khi làm việc với họ, bạn luôn tận dụng được hiệu quả các đồng tiền mình bỏ ra.
Dưới đây là 5 quy tắc để giúp bạn quản lý tiền cho doanh nghiệp nhỏ của mình:
MỘT: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ CUỘC SỐNG
Trong cuốn sách 'Bí quyết tay trắng thành triệu phú' của Adam Khoo, ông đã chia sẻ một trong 7 thói quen của triệu phú: Chưa vội hưởng thụ sớm. Phần lớn mọi người muốn tận hưởng ngay những thành quả đạt được. Chính thói quen này đã ngăn cản họ trên con đường làm giàu của mình. Kết quả là họ tiêu xài nhiều hơn đầu tư.
Nếu bạn lần đầu tiên quản lý doanh nghiệp nhỏ của mình, nguyên tắc trên là vô cùng quan trọng trong vài năm đầu tiên. Tính toán xem bạn cần bao nhiêu tiền để trang trải cuộc sống hàng tháng và rút đúng số tiền đó từ thu nhập của doanh nghiệp bạn. Với phần lợi nhuận còn lại, đầu tư trở lại vào công ty. Để các khoản tiền đó phục vụ cho tăng trưởng.
Sẽ rất hào hứng khi kiếm được tiền từ doanh nghiệp, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp mới lại sử dụng nó vào những kỳ nghỉ đắt tiền hay nhà cửa. Hãy chống lại những điều thôi thúc đó. Chờ đến khi doanh nghiệp đã trải qua một vài năm, lúc đó bạn có thể bắt đầu lấy các khoản lợi nhuận đó để tận hưởng cho chính mình.
HAI: KHÔNG THUÊ NHÂN VIÊN QUÁ SỚM
Trong một doanh nghiệp non trẻ, chi phí lớn nhất, cho đến nay, là tiền lương nhân viên. Khi doanh nghiệp trở nên bận rộn hơn và bạn có vẻ đang quá tải công việc thì đó là lúc cần tuyển một nhân viên mới ngay. Tuy nhiên, hãy chắc chắn đó là điều cần thiết.
Không bao giờ tuyển nhân viên cho đến khi bạn thực sự cần họ. Luôn luôn yêu cầu đội ngũ nhân viên hiện tại làm việc hết mình để đảm bảo họ làm việc với khả năng tốt nhất.
BA: SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC "JIT"
“JIT” là từ viết tắt của “Just In Time” có nghĩa là vừa đúng lúc. Đây là một chiến lược giảm chi phí các khoản tiền vay và hàng tồn kho.
Ví dụ, nếu bạn dự tính mình cần 100.000 USD để đủ chi phí cho sang năm, thì không cần mượn toàn bộ số tiền 100.000 USD một lúc. Bởi vì nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ phải trả lãi vay cho toàn bộ số tiền đó khi mà bạn không sử dụng hết số tiền đó cho đến cuối năm.
Thay vào đó, bạn sẽ vay 25.000 USD trong 2 tháng đầu tiền của năm sau (trừ tháng nghỉ tết). Sau đó lại tiếp tục vay 25.000 USD trong 3 tháng tiếp theo. Cứ theo quy tắc như vậy, bạn sẽ giảm tổng số tiền lãi phải trả ngân hàng. Cứ như vậy khoản tiền đó sẽ tăng lên và bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn sau một thời gian dài.
BỐN: THỎA THUẬN VỚI NHÀ CUNG CẤP
Khi giao dịch với các nhà thầu hoặc nhà cung cấp bên ngoài, chẳng hạn như dịch vụ giao hàng, cung cấp thực phẩm, điện, dịch vụ bảo vệ, đừng ngần ngại thương lượng các điều khoản hợp đồng. Lựa chọn các nhà cung cấp cho phép bạn thanh toán sau 30 ngày kể từ khi nhận hóa đơn dịch vụ thay vì phải trả tiền ngay lập tức.
Thời gian gia hạn đó cho phép bạn quản lý tiền tốt hơn và sắp xếp được hóa đơn theo thứ tự ưu tiên. Nhiều nhà cùng cấp luôn cho phép điều này,nhưng cần sẵn sàng yêu cầu khi họ muốn thanh toán ngay lập tức.
NĂM: ĐỪNG TIÊU TIỀN VÀO CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Luật thuế nhà nước quy định các chủ doanh nghiệp phải trích một khoản tiền bên cạnh tiền lương nhân viên như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp cho mỗi kỳ thanh toán. Các doanh nghiệp sẽ có một khoản thời gian gia hạn nhất định trước khi phải nộp báo cáo quỹ này. Là một chủ doanh nghiệp, điều quan trọng là phải giữ cho các khoản tiền quỹ đó riêng biệt so với các quỹ khác.Không sử dụng số tiền này để đầu tư hoặc trang trải chi phí hàng ngày.
Thay vào đó, để tiền vào một tài khoản riêng biệt mà bạn không được đụng vào. Điều này sẽ giúp bạn tránh phải tiêu đến các khoản tiền mà không thực sự phải của mình. Đó là một thói quen tốt, nó sẽ ngăn công việc kinh doanh của bạn không mắc những vi phạm tài chính vào cuối mỗi tháng. Các khoản phạt của nhà nước sẽ không tha thứ cho những trường hợp như vậy.
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags