11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Ai có quyền thành lập công ty?

Ai có quyền thành lập công ty?

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, đối tượng thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập hoặc tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng đều có quyền tự do thành lập mà phải chấp hành đúng quy định Luật hiện hành. Vậy đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là những ai? Kính mời quý khách tham khảo bài viết bên dưới
Ai có quyền thành lập công ty?

Quyền thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, quyền thành lập doanh nghiệp có các quy định sau:
- Quyền tự do kinh doanh trong các lĩnh vực không bị nghiêm cấm bởi quy định của pháp luật.
- Quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Quyền tự do trong việc lựa chọn hình thức và phương thức huy động, phân bổ, và sử dụng vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Quyền tự do trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Quyền được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động: Quyền tự do trong việc tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Quyền chủ động áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
- Quyền tự do trong việc chiếm hữu, sử dụng và quyết định về tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Quyền từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không tuân theo quy định của pháp luật.
- Quyền khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp
Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp có các quy định sau:
- Đáp ứng các điều kiện cần thiết để đầu tư và kinh doanh trong các ngành, nghề và lĩnh vực có điều kiện; đảm bảo tiếp cận thị trường trong các ngành, lĩnh vực có yêu cầu đặc thù đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và duy trì đủ điều kiện này trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp, tha đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cung cấp thông tin để công khai về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Chịu trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của thông tin khai báo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; nếu phát hiện thông tin đã được khai báo hoặc báo cáo không chính xác hoặc không đầy đủ, phải kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung thông tin.
- Tổ chức công tác kế toán, đáp ứng các nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không áp đặt, bắt buộc hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia các hoạt động đào tạo và nâng cao trình độ, kỹ năng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ai có quyền thành lập doanh nghiệp?
Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Ngoại trừ, các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Việc thành lập doanh nghiệp có mục đích tạo ra một chủ thể tham gia vào các hoạt động dân sự, thương mại và lao động trên thị trường. Chủ thể này sẽ chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ tài sản. Để đảm bảo thành công và trách nhiệm đối với doanh nghiệp, chủ thể cần phải đáp ứng các yếu tố về năng lực và điều kiện cần thiết. Sau đây là thông tin chi tiết về quyền thành lập doanh nghiệp đối với chủ thể cá nhân và chủ thể là tổ chức.

Chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân
Theo quy định tại Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, dù là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều có quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp. Cá nhân đó phải từ 18 tuổi trở lên và phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập.
Đối với cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam, họ phải tuân thủ các thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty. Trong trường hợp này, công ty do người nước ngoài thành lập sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác có thỏa thuận và quy định khác). Bên cạnh đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hoặc công ty hợp danh vẫn có quyền thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Ví dụ: Chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân 20 tuổi có thể tự mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm hoặc một nhà thiết kế đồ họa tự do lập công ty riêng.

Chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức
Theo quy định tại Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi tổ chức đều có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp, các tổ chức này bao gồm cả doanh nghiệp trong nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính.
Chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Tài sản độc lập của tổ chức không chỉ giúp đảm bảo trách nhiệm tài chính, mà còn tạo ra cơ sở vững chắc để tổ chức tham gia các hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và hiệu quả theo quy định của pháp luật. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.
Ví dụ: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là một tổ chức – một trường đại học. Tuy nhiên, trường vẫn có quyền thành lập công ty trực thuộc, đó là công ty TNHH Khoa học và Du lịch Văn Khoa. Công ty vẫn có đầy đủ quyền hạn, chức năng và nghĩa vụ như mọi doanh nghiệp khác.
Đối với tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty.
 Trên đây là những nội dung chia sẽ của Kế Toán Tín Việt. Quý khách cần tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ:
=> Dịch vụ tư vấn vốn điều lệ thành lập công ty
=> Dịch vụ tăng giảm vốn điều lệ
 Hotline O969.541.541 Call/Zalo/Viber Mr Chiêm
Theo dõi chúng tôi tại     
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Zalo Call