Bán hàng online có đăng ký giấy phép không?
Kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không? là câu hỏi mà nhiều cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh online luôn thắc mắc. Câu trả lời là bán hàng online qua website bắt buộc phải đăng ký kinh doanh còn đối với bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội thì không cần đăng ký kinh doanh. Vậy trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng online? Tín Việt sẽ giải đáp trong bài viết này.
Bán hàng online là hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên không gian mạng Internet. Chúng ta tạm chia ra 03 hình thức bán hàng online phổ biến hiện nay là: qua website, qua mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram, Zalo,…) và sàn thương mại điện tử (shopee, lazada, tiki,…).
Theo quy định của pháp luật về kinh doanh, luật chia làm 03 hình thức hoạt động kinh doanh:
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân);
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh (Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ);
- Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (gồm: Buôn bán rong [buôn bán dạo] là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong); Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Đối với hoạt động bán hàng online, tuỳ theo từng hình thức kinh doanh mà Luật yêu cầu có cần phải đăng ký kinh doanh hay không, theo đó:
∗ Đối với bán hàng online qua website:
Trường hợp người kinh doanh tạo website để bán hàng, thì dù thuộc trường hợp nào trong 03 hình thức hoạt động kinh doanh vừa nêu, cũng phải đăng ký kinh doanh.
∗ Đối với bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội (mạng xã hội hoặc sàn thương mại diện tử)
Tùy thuộc vào hình thức hoạt động doanh doanh mà việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội sẽ phải đăng ký kinh doanh hoặc không.
Ví dụ: A, B và C cùng góp vốn để kinh doanh mỹ phẩm và sản phẩm được rao bán chủ yếu trên các mạng xã hội như tiktok, facebook,… A, B và C có thuê địa điểm để hàng, giao dịch, có nhân viên, có tổ chức quản lý, có nguyên tắc phân chia quyền hạn, lợi nhuận,… Như vậy, A, B và C đang vận hành công việc kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, vậy nên phải đăng ký doanh.
Một ví dụ khác, chị X kinh doanh bán quần áo bằng hình thức livestream trên nền tảng TikTok, có địa điểm để hàng hóa,… thì chị X phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Thêm ví dụ nữa: chị Y bán đồ ăn online trên các ứng dụng như nowfood, grabfoob,… thì chị Y không phải đăng ký kinh doanh.
Trên đây là nội dung tư vấn về đăng ký kinh doanh khi bán hàng online. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!
Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Bán hàng online là hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên không gian mạng Internet. Chúng ta tạm chia ra 03 hình thức bán hàng online phổ biến hiện nay là: qua website, qua mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram, Zalo,…) và sàn thương mại điện tử (shopee, lazada, tiki,…).
Theo quy định của pháp luật về kinh doanh, luật chia làm 03 hình thức hoạt động kinh doanh:
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân);
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh (Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ);
- Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (gồm: Buôn bán rong [buôn bán dạo] là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong); Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Đối với hoạt động bán hàng online, tuỳ theo từng hình thức kinh doanh mà Luật yêu cầu có cần phải đăng ký kinh doanh hay không, theo đó:
∗ Đối với bán hàng online qua website:
Trường hợp người kinh doanh tạo website để bán hàng, thì dù thuộc trường hợp nào trong 03 hình thức hoạt động kinh doanh vừa nêu, cũng phải đăng ký kinh doanh.
Trường hợp người kinh doanh tạo website nhưng website đó chỉ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ thì không thuộc trường hợp vừa đề cập.“Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP)
Điều 25: Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình”
∗ Đối với bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội (mạng xã hội hoặc sàn thương mại diện tử)
Tùy thuộc vào hình thức hoạt động doanh doanh mà việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội sẽ phải đăng ký kinh doanh hoặc không.
Ví dụ: A, B và C cùng góp vốn để kinh doanh mỹ phẩm và sản phẩm được rao bán chủ yếu trên các mạng xã hội như tiktok, facebook,… A, B và C có thuê địa điểm để hàng, giao dịch, có nhân viên, có tổ chức quản lý, có nguyên tắc phân chia quyền hạn, lợi nhuận,… Như vậy, A, B và C đang vận hành công việc kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, vậy nên phải đăng ký doanh.
Một ví dụ khác, chị X kinh doanh bán quần áo bằng hình thức livestream trên nền tảng TikTok, có địa điểm để hàng hóa,… thì chị X phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Thêm ví dụ nữa: chị Y bán đồ ăn online trên các ứng dụng như nowfood, grabfoob,… thì chị Y không phải đăng ký kinh doanh.
Trên đây là nội dung tư vấn về đăng ký kinh doanh khi bán hàng online. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :