Nên đăng ký thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Quyết định giữa việc thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh là một quyết định quan trọng đối với những người khởi nghiệp và doanh nhân. Mỗi loại hình kinh doanh mang đến những ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, quy mô, và đặc điểm cá nhân của chủ sở hữu. Để trả lời câu hỏi Nên thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh, bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích ưu và nhược điểm của cả hai loại hình kinh doanh, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan và hỗ trợ những người đang đứng trước quyết định quan trọng này.
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp năm 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có mô tả về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Đặc điểm của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ)
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của mộ cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại (Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì chủ hộ kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cả tài sản không được đầu tư vào hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên trong phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải dùng tài sản riêng của để trả nợ và có trách nhiệm liên đới với nhau.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.
Lưu ý:
Người nước ngoài và người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không được thành lập hộ kinh doanh.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không cấm bị kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc sự phát triển của kinh tế- xã hội và được pháp luật quy định.
Điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Loại hình “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Thủ tục thành lập, đăng kí hộ kinh doanh
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền về đăng kí hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng lí kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh để trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận giấy Chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh.
Công ty là gì?
Nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm: “ Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lí nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó”. Ở Việt Nam, chưa có một khái niệm cụ thể nào quy định vụ thể về công ty. Khái niệm về công ty được thể hiện qua các mô hình công ty khác nhau.
Các loại hình công ty
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, ở Việt Nam tồn tại các loại hình công ty sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Công ty hợp danh.
Công ty cổ phần.
Đặc điểm chung của các loại hình công ty ở Việt Nam
Các thành viên của công ty phải thực hiện việc góp vốn là chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Với tư cách pháp nhân, công ty có thể độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật và chịu các trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Mỗi loại hình công ty lại có một cơ cấu tổ chức, quản lí khác nhau được pháp luật doanh nghiệp cụ thể quy định
Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty có thể được tạo lập bởi các yếu tố liên quan đến nhân thân hoặc tài sản.
Trách nhiệm tài sản thường là trách nhiệm hữu hạn (chủ thể góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trả nợ trong phạm vi phần vốn góp của mình). Trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Độ phân chia rủi ro trong kinh doanh lớn
Điều kiện thành lập Công ty
Chủ thể thành lập Công ty.
Cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty.
Lưu ý: Các đối tượng thuộc Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 không có quyền thành lập công ty.
Vốn điều lệ của công ty.
Trừ các trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện quy định về vốn điều lệ thì khi thành lập công ty, vốn điều lệ tùy thuộc vào điều kiện của công ty và công ty phải chịu trách nhiệm về vốn điều lệ kê khai khi thực hiện đăng kí doanh nghiệp.
Tên công ty
Tên công ty bao gồm: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Thủ tục đăng kí, thành lập công ty
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng kí doanh nghiệp đến Cơ quan đăng kí kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân. Công ty là tổ chức có tư cách lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty thì tài sản này trở thành tài sản của công ty và độc lập với tài sản của các cổ đông. Trường hợp công ty không may bị giải thể, phá sản… thì sẽ sử dụng phần tài sản đã góp đó để chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của các cổ đông.
- Dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Công ty không bị giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Có thể tuyển số lượng lao động tùy theo ý muốn và tự do chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
- Nguồn vốn của công ty có thể huy động từ bên ngoài dễ dàng hơn như: vốn đầu tư nước ngoài, vay ngân hàng, nguồn cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ…có thể bổ sung và thay đổi bất cứ lúc nào tùy khả năng của công ty.
- Đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng. Trong hoạt động thực tế nếu công ty bạn bán hàng hóa nói chung cho văn phòng, công ty khác thì gần như 100% họ đòi hóa đơn giá trị gia tăng để được khấu trừ 10% này.
Nhược điểm:
- So với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp hơn. Mỗi loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về điều kiện, hồ sơ thành lập khác nhau.
- Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn, thậm chí nhiều công quy vô cùng lớn..
- Chế độ kế toán phức tạp, phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm; đòi hỏi thực hiện đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
- Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
- Nguy cơ giải thể cao do nguồn vốn quá lớn, hoạt động kinh doanh rộng, có nhiều rủi ro, phải đảm bảo công ăn việc làm và chế độ cho lao động… Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục giải thể cũng rất phức tạp và kéo dài.
Ưu nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cá thể giúp cho chủ sở hữu ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp. Đặc biệt, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do số lượng thành viên không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản nên việc quản lý khá đơn giản, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
- Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
- Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, không cần kế toán; không phải báo cáo thuế.
Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của hộ kinh doanh cá thể khá cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì không thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.
- Giới hạn không quá 10 lao động và ít ngành nghề kinh doanh hơn so với doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng sẽ khó khăn hơn so với loại hình công ty khác.
- Hạn chế đối tác mua bán, không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT.
Quý khách có nhu cầu thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh, vui lòng tham khảo:
=> Dịch vụ thành lập trọn gói Miễn giấy phép
Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call, Zalo, Viber)
Theo dõi Tín Việt tại
Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp năm 2020, sửa đổi bổ sung năm 2022.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có mô tả về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Đặc điểm của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ)
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của mộ cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại (Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì chủ hộ kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cả tài sản không được đầu tư vào hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên trong phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình phải dùng tài sản riêng của để trả nợ và có trách nhiệm liên đới với nhau.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh: phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.
Lưu ý:
Người nước ngoài và người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không được thành lập hộ kinh doanh.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không cấm bị kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc sự phát triển của kinh tế- xã hội và được pháp luật quy định.
Điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố: Loại hình “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Thủ tục thành lập, đăng kí hộ kinh doanh
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền về đăng kí hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng lí kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh để trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận giấy Chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh.
Công ty là gì?
Nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm: “ Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lí nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó”. Ở Việt Nam, chưa có một khái niệm cụ thể nào quy định vụ thể về công ty. Khái niệm về công ty được thể hiện qua các mô hình công ty khác nhau.
Các loại hình công ty
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, ở Việt Nam tồn tại các loại hình công ty sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Công ty hợp danh.
Công ty cổ phần.
Đặc điểm chung của các loại hình công ty ở Việt Nam
Các thành viên của công ty phải thực hiện việc góp vốn là chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Với tư cách pháp nhân, công ty có thể độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật và chịu các trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Mỗi loại hình công ty lại có một cơ cấu tổ chức, quản lí khác nhau được pháp luật doanh nghiệp cụ thể quy định
Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty có thể được tạo lập bởi các yếu tố liên quan đến nhân thân hoặc tài sản.
Trách nhiệm tài sản thường là trách nhiệm hữu hạn (chủ thể góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trả nợ trong phạm vi phần vốn góp của mình). Trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Độ phân chia rủi ro trong kinh doanh lớn
Điều kiện thành lập Công ty
Chủ thể thành lập Công ty.
Cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty.
Lưu ý: Các đối tượng thuộc Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 không có quyền thành lập công ty.
Vốn điều lệ của công ty.
Trừ các trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện quy định về vốn điều lệ thì khi thành lập công ty, vốn điều lệ tùy thuộc vào điều kiện của công ty và công ty phải chịu trách nhiệm về vốn điều lệ kê khai khi thực hiện đăng kí doanh nghiệp.
Tên công ty
Tên công ty bao gồm: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Thủ tục đăng kí, thành lập công ty
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng kí doanh nghiệp đến Cơ quan đăng kí kinh doanh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân. Công ty là tổ chức có tư cách lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty thì tài sản này trở thành tài sản của công ty và độc lập với tài sản của các cổ đông. Trường hợp công ty không may bị giải thể, phá sản… thì sẽ sử dụng phần tài sản đã góp đó để chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của các cổ đông.
- Dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Công ty không bị giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Có thể tuyển số lượng lao động tùy theo ý muốn và tự do chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
- Nguồn vốn của công ty có thể huy động từ bên ngoài dễ dàng hơn như: vốn đầu tư nước ngoài, vay ngân hàng, nguồn cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ…có thể bổ sung và thay đổi bất cứ lúc nào tùy khả năng của công ty.
- Đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng. Trong hoạt động thực tế nếu công ty bạn bán hàng hóa nói chung cho văn phòng, công ty khác thì gần như 100% họ đòi hóa đơn giá trị gia tăng để được khấu trừ 10% này.
Nhược điểm:
- So với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp hơn. Mỗi loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về điều kiện, hồ sơ thành lập khác nhau.
- Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn, thậm chí nhiều công quy vô cùng lớn..
- Chế độ kế toán phức tạp, phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm; đòi hỏi thực hiện đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
- Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
- Nguy cơ giải thể cao do nguồn vốn quá lớn, hoạt động kinh doanh rộng, có nhiều rủi ro, phải đảm bảo công ăn việc làm và chế độ cho lao động… Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục giải thể cũng rất phức tạp và kéo dài.
Ưu nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cá thể giúp cho chủ sở hữu ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp. Đặc biệt, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do số lượng thành viên không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản nên việc quản lý khá đơn giản, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
- Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
- Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, không cần kế toán; không phải báo cáo thuế.
Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của hộ kinh doanh cá thể khá cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì không thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.
- Giới hạn không quá 10 lao động và ít ngành nghề kinh doanh hơn so với doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng sẽ khó khăn hơn so với loại hình công ty khác.
- Hạn chế đối tác mua bán, không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT.
Quý khách có nhu cầu thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh, vui lòng tham khảo:
=> Dịch vụ thành lập trọn gói Miễn giấy phép
Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call, Zalo, Viber)
Theo dõi Tín Việt tại
Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags