Điều cần biết khi đăng ký ngành nghề kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là thủ tục quen thuộc đối với các chủ thể thực hiện việc thành lập doanh nghiệp hay thành lập hộ kinh doanh cá nhân. Trong thủ tục đăng ký kinh doanh yêu cầu phải đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bài viết sau của Kế Toán Tín Việt sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin về đăng ký ngành nghề kinh doanh chi tiết.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của công ty mà còn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh. Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”
Đồng thời khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:
"+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”
Như vậy, mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Những lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh
Luật Doanh nghiệp năm 2020 chia ngành, nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (1) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành nghề kinh doanh chính.
Không lựa chọn các ngành nghề kinh doanh pháp luật cấm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”.
Các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm, bao gồm các hành vi sau đây:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020: “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Một số điều kiện điển hình như điều kiện về vốn pháp định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng. Ngoài ra, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Sản xuất mỹ phẩm (Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm), Kinh doanh dịch vụ ăn uống (Có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm); Dịch vụ môi giới bất động sản (người có chức danh quản lý phải có chứng chỉ môi giới). Điều kiện này là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.
Một lưu ý đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện là trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên cạnh việc ghi mã ngành, tên ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi chi tiết văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh đó, tránh trường hợp bị trả hồ sơ đăng ký kinh doanh. Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngành nghề được kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong trường hợp đó là ngành nghề bắt buộc hay ngành nghề chính mà doanh nghiệp phải lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp nếu đó là ngành nghề doanh nghiệp dự tính có thể phát sinh hoạt động kinh doanh sau này thì không nên đăng ký đối với ngành nghề có điều kiện. Khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp, thì bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con, hay giấy phép kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Do vậy ngành nghề kinh doanh chính là nội dung được quy định để thống kê, phân loại doanh nghiệp, nó không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với vai trò giới thiệu công ty thì thì ngành nghề kinh doanh chính giúp đối tác nhận biết nhanh chóng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng, và đầy đủ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thật sự chắc chắn quyết định, cân nhắc kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mình.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc quan trọng, bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Tuy nhiên doanh nghiệp không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực công ty được phép hoạt động nên dễ sai phạm trong việc xuất hóa đơn hoặc dù doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đó nhưng chưa đủ điều kiện để kinh doanh… thì cũng bị coi là sai phạm. Khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. Việc này rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Đối với thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của luật, thủ tục này chỉ mất 03 ngày kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách liên quan đến hoạt động thuộc ngành nghề được đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin tư vấn có liên quan như: quy định về ngành nghề kinh doanh, ngành, nghề bị cấm kinh doanh…hoặc về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, báo cáo thuế ,… xin vui lòng liên hệ:
Hotline 0969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của công ty mà còn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh. Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”
Đồng thời khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:
"+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020
+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”
Như vậy, mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Những lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh
Luật Doanh nghiệp năm 2020 chia ngành, nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (1) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành nghề kinh doanh chính.
Không lựa chọn các ngành nghề kinh doanh pháp luật cấm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”.
Các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm, bao gồm các hành vi sau đây:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020: “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Một số điều kiện điển hình như điều kiện về vốn pháp định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng. Ngoài ra, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Sản xuất mỹ phẩm (Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm), Kinh doanh dịch vụ ăn uống (Có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm); Dịch vụ môi giới bất động sản (người có chức danh quản lý phải có chứng chỉ môi giới). Điều kiện này là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.
Một lưu ý đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện là trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên cạnh việc ghi mã ngành, tên ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi chi tiết văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh đó, tránh trường hợp bị trả hồ sơ đăng ký kinh doanh. Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngành nghề được kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong trường hợp đó là ngành nghề bắt buộc hay ngành nghề chính mà doanh nghiệp phải lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp nếu đó là ngành nghề doanh nghiệp dự tính có thể phát sinh hoạt động kinh doanh sau này thì không nên đăng ký đối với ngành nghề có điều kiện. Khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp, thì bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con, hay giấy phép kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Do vậy ngành nghề kinh doanh chính là nội dung được quy định để thống kê, phân loại doanh nghiệp, nó không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với vai trò giới thiệu công ty thì thì ngành nghề kinh doanh chính giúp đối tác nhận biết nhanh chóng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng, và đầy đủ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thật sự chắc chắn quyết định, cân nhắc kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mình.
Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc quan trọng, bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Tuy nhiên doanh nghiệp không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực công ty được phép hoạt động nên dễ sai phạm trong việc xuất hóa đơn hoặc dù doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đó nhưng chưa đủ điều kiện để kinh doanh… thì cũng bị coi là sai phạm. Khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. Việc này rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Đối với thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của luật, thủ tục này chỉ mất 03 ngày kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :