Hướng dẫn lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng

Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Các chỉ số kinh doanh có đảm bảo sẽ trả được gốc lẫn lãi cho ngân hàng không, độ rủi ro của việc cho vay. Đồng thời việc lập báo cáo tài chính thể hiện nguồn vốn kinh doanh trong một doanh nghiệp. Thể hiện số tài sản cố định và tài sản lưu động và là căn cứ để thực hiện thủ tục giải ngân.

Dưới đây là bộ báo cáo vay vốn ngân hàng yêu cầu nhằm giúp kế toán nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng mà kế toán cần biết. 
 

Bộ báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng


1. Báo cáo kết quả kinh doanh
2. Bảng cân đối kế toán
3. Yêu cầu thêm tùy ngân hàng

+ Bảng cân đối tài khoản
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền tệ

4. Yêu cầu các báo cáo chi tiết

+ Báo cáo hàng tồn kho
+ Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng
+ Báo cáo công nợ phải trả cho nhà cung cấp
+ Ngoài ra 1 số ngân hàng yêu cầu về bảng lương chi tiết.

Các chỉ tiêu trên báo cáo ngân hàng cần lưu ý


1. Doanh thu: Doanh thu căn cứ doanh thu nội bộ doanh nghiệp và số tiền vay theo yêu cầu của ngân hàng.

2. Lợi nhuận: Lợi nhuận ít nhất bằng 10%/doanh thu hoặc cao hơn là 15% doanh thu.

3. Tiền gửi ngân hàng: Riêng chỉ tiêu này bạn cần căn cứ sổ phụ và dư nợ 112 trùng với dư nợ trên sổ phụ tại thời điểm chốt báo giá vay vốn.

4. Tiền mặt: Tiền mặt để chỉ tiêu này bé mới hợp lý để vay vốn

5. Hàng tồn kho: Để chỉ tiêu hàng tồn kho ít nếu một doanh nghiệp có hàng tồn kho nhiều là một doanh nghiệp không bán hàng hiệu quả.

6. Về thuế GTGT: Thuế GTGT cần cần khớp trên tờ khai thuế nếu như Ngân hàng yêu cầu Báo cáo thuế.

7. Về thuế TNDN: Báo cáo tài chính vay vốn không được để nợ thuế TNDN và các loại thuế khác và luôn có TK 821 để thể hiện số thuế TNDN phải nộp.