Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài Mới Nhất

Bài viết chia sẻ tất cả những kinh nghiệm thực tế cho việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bạn phải đọc nếu muốn hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Vậy, nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì để đáp ứng đủ điều kiện thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam?

I. Cách Thành Lập Công Ty Có Vốn Nước Ngoài (02 cách)

1. Đăng ký góp vốn, mua cổ phần từ công ty Việt Nam (cách 1)

Bước 1:
Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam để có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu cấp. (100% vốn phải là của người hoặc tổ chức Việt Nam)

Bước 2: Làm thủ tục để cổ đông nước ngoài mua hoặc góp thêm vốn vào công ty Việt Nam ở bước 1. (Có thể mua hoàn toàn hoặc 1 phần)

Ưu điểm: Đối với cách thức này, khi thành lập thì nhà đầu tư sẽ không cần chứng minh số vốn góp, có nghĩa là không cần xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng có đủ số vốn đầu tư.

Kết quả nhận được là Thông báo về việc nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh) và con dấu.

2. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cách 2)

Đối với cách thức này, thực hiện theo 02 bước:

Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ đầu mà không qua bước trung gian là thành lập công ty Việt Nam

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.

Lưu ý: khác với cách 1, để thực hiện theo cách này, nhà đầu tư phải có văn bản của ngân hàng (Ngân hàng tại nước ngoài hoặc Việt Nam) xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.

Kết quả nhận được của cách này sẽ là Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.
 

II. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài


1.Hồ sơ thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần từ công ty Việt Nam (cách 1)

Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam để có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu cấp. (100% vốn phải là của người hoặc tổ chức Việt Nam)

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

- Giấy đề nghị thành lập công ty (TT Số:02/2019/TT-BKHĐT)

- Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên, danh sách cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hoặc cổ phần)

- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)

- Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người đại diện và các thành viên công ty

- Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu người đại diện không trực tiếp đi thực hiện thủ tục)

Thủ tục: Nộp hồ sơ qua mạng: Doanh nghiệp tiến hành scan các văn bản giấy tờ trên và nôp qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn.

Thời gian: Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp đến phòng đăng ký kinh doanh, bao gồm:

- Giấy biên nhận (khi bạn nộp hồ sơ qua mạng sẽ có)

- Thông báo hồ sơ hợp lệ

- Hồ sơ bản cứng bạn đã scan nộp qua mạng

- Chứng minh thư photo của người nộp hồ sơ

Sau khi nộp bản cứng, doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Sở kế hoạch đầu tư trong ngày, và thực hiện thủ tục khắc dấu công bố mẫu dấu

Hồ sơ công bố mẫu dấu bao gồm:

- Thông báo mẫu dấu (TT 20/2015/BKHĐT)

- Giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp nộp)

- Chứng minh thư photo công chứng của người nộp hồ sơ

Bước 2: Làm thủ tục để cổ đông nước ngoài mua hoặc góp thêm vốn vào công ty Việt Nam ở bước 1. (Có thể mua hoàn toàn hoặc 1 phần)

A.Thực hiện thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn của cá nhân, tổ chức nước ngoài:

Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần, phần vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài

- Hộ chiếu công chứng (đối với cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài (đối với tổ chức)

- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục)

Thủ tục:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa (phòng đăng ký đầu tư tỉnh/ thành phố)

Thời gian: Sau 14 ngày làm việc, phòng đăng ký đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu theo yêu cầu. Nếu như hồ sơ hợp lệ, được cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn/ mua cổ phần, phần vốn góp. Tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn từ cá nhân/ tổ chức Việt Nam sang cho cá nhân/ tổ chức nước ngoài

B. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của cá nhân/ tổ chức Việt Nam sang cho cá nhân/ tổ chức nước ngoài

Hồ sơ bao gồm:

- Biên bản họp, quyết định (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần), Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người nước ngoài

- Hợp đồng chuyển nhượng + biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng

- Hộ chiếu công chứng (cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đổi với tổ chức)

- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)

- Chứng minh thư công chứng (người được ủy quyền, trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)

- Văn bản đủ điều kiện góp vốn/ mua cổ phần, phần vốn góp (bản gốc)

Thủ tục: Nộp hồ sơ qua mạng: Doanh nghiệp tiến hành scan các văn bản giấy tờ trên và nôp qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn.

Thời gian: Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư và lấy giấy phép đăng ký doanh nghiệp trong ngày

2. Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cách 2)

Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ đầu mà không qua bước trung gian là thành lập công ty Việt Nam

Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

- Văn bản đề xuất dự án đầu tư

- Bản giải trình về việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu

- Hợp đồng thuê nhà công chứng (do cá nhân/ đại diện tổ chức nước ngoài ký)

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công chứng

- Văn bản Xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.

- Hộ chiếu công chứng (đối với cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đối với tổi chức nước ngoài)

- Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm (đối với tổ chức nước ngoài)

Thủ tục:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa (phòng đăng ký đầu tư tỉnh/ thành phố)

Thời gian: Sau 14 ngày làm việc, phòng đăng ký đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu theo yêu cầu. Nếu như hồ sơ hợp lệ được cấp giấy chứng nhận đầu tư

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu. (Hồ sơ thủ tục thực hiện như Bước 1, phần 1, phụ lục II, hồ sơ kèm thêm giấy chứng nhận đầu tư)
 

III. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Thứ nhất, đối với mục tiêu dự án (Ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể hoạt động bình thường, nhưng để được hoạt động mục tiêu phân phối bán lẻ thì phải xin giấy phép phân phối do Bộ Công Thương cấp.

Thứ hai, sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cần mở tài khoản vốn. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.

Thứ ba, đối với loại hình công ty cổ phần, sau khi thực hiện bước chuyển nhượng cho cổ đông mới thì cổ đông chuyển nhượng cần phải làm thủ tục nộp tờ khai thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân (0,1% giá trị chuyển nhượng) đến cơ quan thuế quản lý.

Như vậy, trước khi thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì anh/chị cần tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Trên đây là những vấn đề pháp lý cơ bản để giúp anh/chị có thể nắm rõ hơn.