Thành lập công ty nên chọn loại hình nào?
Khi bạn thành lập doanh nghiệp bạn cần lưu ý chọn loại hình công ty nào cho phù hợp, có một số loại hình công ty phổ biến hiện nay: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp doanh…Bạn nắm rõ những ưu nhược điểm của các loại hình công ty sau đó đưa ra những lựa chọn cho phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn.
Khái niệm các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành có 5 loại hình doanh nghiệp mà chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể chọn:
Doanh nghiệp tư nhân;
Công ty hợp danh;
Công ty TNHH một thành viên;
Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Công ty cổ phần.
Các loại hình này đều có điểm chung là được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và điểm khác nhau cơ bản giữa các loại hình sẽ về chế độ trách nhiệm, số lượng thành viên và cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp.
Loại hình Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có 01 thành viên góp vốn (01 thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập). Trong đó, chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ mà họ đã đóng góp.
Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 thành viên trở lên và giới hạn ở 50 thành viên. Các thành viên trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, những quy định này bao gồm những điều kiện hoặc trường hợp cụ thể khiến cho mức trách nhiệm của thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên sẽ không hoàn toàn giới hạn bởi số vốn mà họ đã góp.
Loại hình Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với các chủ thể sở hữu. Số lượng cổ đông tối thiểu sáng lập và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công ty cổ phần là 03 thành viên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
Loại hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Trong đó, vốn của công ty cổ phần được chia thành các phần nhỏ gọi là cổ phần và được phát hành để huy động vốn từ các nhà đầu tư tham gia. Điều này giúp tạo ra một cơ cấu tài chính linh hoạt và mở cửa cho sự tham gia đa dạng của cổ đông, đồng thời giảm rủi ro và trách nhiệm tài chính của mỗi cổ đông đối với công ty.
Loại hình Doanh nghiệp tư nhân
Loại hình doanh nghiệp tư nhân có nghĩa là chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
Loại hình Công ty Hợp danh
Theo quy định tại điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, để thành lập một công ty hợp danh, yêu cầu tối thiểu phải có ít nhất hai thành viên (cá nhân) đồng sở hữu công ty và hợp tác kinh doanh dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp. Các thành viên này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty.
Ngoài ra, bên cạnh các thành viên hợp danh, loại hình này còn bao gồm thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ chỉ trong phạm vi số vốn họ đã góp vào công ty hợp danh. Điều này giúp phân chia rõ ràng trách nhiệm và rủi ro giữa các thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập?
Đối với Công ty TNHH một thành viên
Ưu điểm: Là loại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
Nhược điểm: Doanh nghiệp khó có thể huy động vốn từ người khác bằng cách góp vốn kinh doanh. Vì nếu đúng như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các loại hình khác. Đối với loại hình doanh nghiệp này không được phép phát hành cổ phiếu.
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân. Các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của doanh nghiệp, Thành viên – Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm tối đa trong phạm vi số vốn đã góp.
Nhược điểm: Thành viên doanh nghiệp không được tự mình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không được quyền phát hành cổ phiếu. Giới hạn 50 thành viên.
Đối với Công ty cổ phần
Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình đối với các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của doanh nghiệp. Số lượng thành viên đông đảo và không giới hạn. Cơ cấu vốn linh hoạt, dễ huy động vốn lớn. Có thể lên sàn giao dịch chứng khoán, phát hành cổ phiếu.
Nhược điểm: Các cổ đông của doanh nghiệp không được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh. Việc quản lý và điều hành doanh nghiệp phức tạp hơn. Mọi quyết định chiến lược phải được đảm bảo đúng đắn cả về thủ tục và nội dung theo quy định của Điều lệ, quy chế nội bộ và quy định của pháp luật.
Đối với Doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm: Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Nhược điểm: Loại hình này không có tư cách pháp nhân, bạn phải chịu trách nhiệm vô hạn (không chỉ bằng tài sản của doanh nghiệp mà bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với mọi hoạt động doanh nghiệp.
Đối với Công ty Hợp danh
Ưu điểm: Bạn có tư cách pháp nhân để làm việc với các đối tác. Các thành viên hợp danh có quyền nhân danh doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp tách biệt với tài sản của từng thành viên.
Nhược điểm: Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trang trải các khoản nợ. Trên thực tế, loại hình đầu tư này không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Trên đây là bài viết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá ưu đãi:
O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Khái niệm các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành có 5 loại hình doanh nghiệp mà chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể chọn:
Doanh nghiệp tư nhân;
Công ty hợp danh;
Công ty TNHH một thành viên;
Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Công ty cổ phần.
Các loại hình này đều có điểm chung là được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và điểm khác nhau cơ bản giữa các loại hình sẽ về chế độ trách nhiệm, số lượng thành viên và cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp.
Loại hình Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có 01 thành viên góp vốn (01 thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập). Trong đó, chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ mà họ đã đóng góp.
Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 thành viên trở lên và giới hạn ở 50 thành viên. Các thành viên trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, những quy định này bao gồm những điều kiện hoặc trường hợp cụ thể khiến cho mức trách nhiệm của thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên sẽ không hoàn toàn giới hạn bởi số vốn mà họ đã góp.
Loại hình Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một loại hình pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với các chủ thể sở hữu. Số lượng cổ đông tối thiểu sáng lập và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công ty cổ phần là 03 thành viên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
Loại hình công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Trong đó, vốn của công ty cổ phần được chia thành các phần nhỏ gọi là cổ phần và được phát hành để huy động vốn từ các nhà đầu tư tham gia. Điều này giúp tạo ra một cơ cấu tài chính linh hoạt và mở cửa cho sự tham gia đa dạng của cổ đông, đồng thời giảm rủi ro và trách nhiệm tài chính của mỗi cổ đông đối với công ty.
Loại hình Doanh nghiệp tư nhân
Loại hình doanh nghiệp tư nhân có nghĩa là chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
Loại hình Công ty Hợp danh
Theo quy định tại điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, để thành lập một công ty hợp danh, yêu cầu tối thiểu phải có ít nhất hai thành viên (cá nhân) đồng sở hữu công ty và hợp tác kinh doanh dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp. Các thành viên này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty.
Ngoài ra, bên cạnh các thành viên hợp danh, loại hình này còn bao gồm thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ chỉ trong phạm vi số vốn họ đã góp vào công ty hợp danh. Điều này giúp phân chia rõ ràng trách nhiệm và rủi ro giữa các thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập?
Đối với Công ty TNHH một thành viên
Ưu điểm: Là loại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
Nhược điểm: Doanh nghiệp khó có thể huy động vốn từ người khác bằng cách góp vốn kinh doanh. Vì nếu đúng như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các loại hình khác. Đối với loại hình doanh nghiệp này không được phép phát hành cổ phiếu.
Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân. Các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của doanh nghiệp, Thành viên – Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm tối đa trong phạm vi số vốn đã góp.
Nhược điểm: Thành viên doanh nghiệp không được tự mình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không được quyền phát hành cổ phiếu. Giới hạn 50 thành viên.
Đối với Công ty cổ phần
Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình đối với các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của doanh nghiệp. Số lượng thành viên đông đảo và không giới hạn. Cơ cấu vốn linh hoạt, dễ huy động vốn lớn. Có thể lên sàn giao dịch chứng khoán, phát hành cổ phiếu.
Nhược điểm: Các cổ đông của doanh nghiệp không được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh. Việc quản lý và điều hành doanh nghiệp phức tạp hơn. Mọi quyết định chiến lược phải được đảm bảo đúng đắn cả về thủ tục và nội dung theo quy định của Điều lệ, quy chế nội bộ và quy định của pháp luật.
Đối với Doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm: Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Nhược điểm: Loại hình này không có tư cách pháp nhân, bạn phải chịu trách nhiệm vô hạn (không chỉ bằng tài sản của doanh nghiệp mà bằng toàn bộ tài sản của mình) đối với mọi hoạt động doanh nghiệp.
Đối với Công ty Hợp danh
Ưu điểm: Bạn có tư cách pháp nhân để làm việc với các đối tác. Các thành viên hợp danh có quyền nhân danh doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp tách biệt với tài sản của từng thành viên.
Nhược điểm: Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trang trải các khoản nợ. Trên thực tế, loại hình đầu tư này không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Trên đây là bài viết nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá ưu đãi:
O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags