Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân!
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu, là sắc thuế có thể phải nộp sau khi thành lập công ty. Thuế TNCN áp dụng đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc các khoản thu nhập khác. Tùy thuộc vào từng loại thu nhập mà số thuế phải nộp, cách tính thuế, thuế suất, quyết toán thuế cũng như thời điểm nộp thuế có sự khác nhau. Bài viết dưới đây của Tín Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân.
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Pháp luật về thuế hiện tại chưa quy định khái niệm, định nghĩa của Thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên tính chất của loại thuế này, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, trực tiếp tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Thông thường, Thuế thu nhập cá nhân thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
2. Pháp luật quy định về thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ bản có thể kể đến bao gồm:
– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 13/6/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/020;
– Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 22/11/2012 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013;
– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 do Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?
3. Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là:
– Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
– Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Lưu ý:
– Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú nêu trên bao gồm:
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
+ Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
– Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Tham khảo thêm: Thuế GTGT là gì? Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
4. Xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
♦ Cá nhân cư trú được xác định như sau:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
+ b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
+ b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
+ b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Lưu ý:
– Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định mục này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
– Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
♦ Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện để xác định là cá nhân cư trú.
♦ Xác định Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
+ Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì người nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề) thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
+ Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
– Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
– Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
+ Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.
+ Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.
+ Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.
+ Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Tham khảo thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Tiền thuế được tính như thế nào?
Trên đây là những thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Để tránh các rủi ro về kế toán thuế Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
(028)39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541 (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Pháp luật về thuế hiện tại chưa quy định khái niệm, định nghĩa của Thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên tính chất của loại thuế này, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, trực tiếp tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Thông thường, Thuế thu nhập cá nhân thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
2. Pháp luật quy định về thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ bản có thể kể đến bao gồm:
– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 13/6/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/020;
– Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 22/11/2012 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013;
– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 do Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân.
Tham khảo thêm: Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?
3. Những ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là:
– Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
– Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Lưu ý:
– Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú nêu trên bao gồm:
+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
+ Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
– Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Tham khảo thêm: Thuế GTGT là gì? Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
4. Xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
♦ Cá nhân cư trú được xác định như sau:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
+ b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
+ b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
+ b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Lưu ý:
– Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định mục này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
– Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
♦ Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện để xác định là cá nhân cư trú.
♦ Xác định Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
+ Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì người nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề) thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
+ Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
– Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
– Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
+ Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.
+ Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.
+ Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.
+ Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Tham khảo thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Tiền thuế được tính như thế nào?
Trên đây là những thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Để tránh các rủi ro về kế toán thuế Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
Theo dõi chúng tôi tại
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI ♦ Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, muốn tiết kiệm chi phí những công việc vẫn được thực hiện đầy đủ và đúng quy định luật thuế. ♦ Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kiến thức về thuế, kế toán, cần sự hỗ trợ về giấy tờ pháp lý và các thủ tục với cơ quan Thuế. ♦ Doanh nghiệp gặp phải một vài phát sinh phức tạp cần người có chuyên môn nghiệp vụ cao xử lý. ♦ Doanh nghiệp gặp vấn đề về sổ sách kế toán, về các sai sót của báo cáo thuế đã thực hiện. ♦ Doanh nghiệp bị mất mát số liệu kế toán và thuế do kế toán thôi việc và không bàn giao đầy đủ. ♦ Doanh nghiệp muốn thuê dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp để an tâm sản xuất kinh doanh. ♦ Doanh nghiệp đã thay đổi kế toán nhiều lần, cần rà soát lại hồ sơ khai thuế, sổ sách, báo cáo thuế để hạn chế rủi ro, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng Luật thuế. ♦ Các doanh nghiệp có các ngành nghề đặc thù như xây dựng, xây lắp, gia công, xuất nhập khẩu,… cần phải có đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm thực hiện kế toán thuế. ♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không am hiểu luật thuế Việt Nam... NÊN LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA TÍN VIỆT VÌ LỢI ÍCH SAU Tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp: Doanh nghiệp lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào Chi phí. Đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì càng phải xem xét kỹ hơn về chi phí bỏ ra. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc bỏ ra một khoản 8-10 triệu/tháng để thuê nhân viên kế toán thuế là một chi phí tương đối lớn. Trong khi công việc thì không nhiều, nhân viên kế toán có thể nghỉ bất kỳ lúc nào nhưng công việc chưa hoàn thành và bàn giao cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, dịch vụ kế toán thuế sinh ra để giải quyết nhu cầu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại sự hiệu quả cao và tính chuyên nghiệp hơn. ♦ Chi phí dịch vụ kế toán thuế rẻ hơn rất nhiều lần thậm chí nhiều chục lần so với việc doanh nghiệp tuyển dụng kế toán viên nhưng lại được hưởng dịch vụ chất lượng tốt nhất của các kế toán có chứng chỉ hành nghề, chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm. ♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo kế toán viên. ♦ Chi phí lương, BHXH, BHYT, khen thưởng, trợ cấp; hệ thống quản lý bộ phận kế toán được tiết kiệm. ♦ Chi phí cho cơ sở vật chất: hệ thống máy tính, bàn ghế cho nhân viên, máy in, máy hủy tài liệu, điện, nước, phần mềm kế toán,… rất tốn kém. Sổ liệu kế toán được liên tục, đảm bảo tiến độ đúng thời hạn, đúng quy định: Dù công ty nhỏ hay công ty lớn, công việc kế toán cũng đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao; khối lượng công việc tương đối nhiều. Dù kế toán của công ty có cập nhật sổ sách, báo cáo thường xuyên cũng sẽ không tránh khỏi sai sót. Do ở các công ty, một kế toán có thể còn đảm nhận nhiều vị trí công ty việc khác nhau, dễ dẫn đến chồng chéo công việc; không đảm bảo chất lượng công việc. Vì vậy, lựa chọn dịch vụ kế toán thuế là điều các doanh nghiệp, công ty hiện nay nên làm: ♦ Đơn vị làm dịch vụ sẽ đảm bảo cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác các thông tư, nghị định, luật thuế mới nhất. ♦ Cam kết số liệu kế toán được xử lý chính xác, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công việc; mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. ♦ Số liệu sẽ được liên tục không bị thất lạc mất mát, luôn có bộ phận kiểm tra số liệu đầy đủ. Không giống như DN thuê kế toán khi nghỉ việc hộ có thể không bàn giao số liệu hoặc bàn giao không đầy đủ mà DN không nắm được, vì vậy rấy khó cho người mới tiếp nhận và khó cho việc quyết toán thuế sau này. ♦ Theo dõi, cập nhật thường xuyên sổ sách kế toán; xử lý sổ sách gọn gàng, suôn sẻ; có nhiều kinh nghiệm xử lý khi công việc gặp trục trặc. Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp: ♦ Đội ngũ nhân viên của dịch vụ kế toán có nhiều kinh nghiệm hơn; thành thạo công việc nên tiết kiệm được thời gian tìm hiểu; xử lý vấn đề khi xảy ra lỗi. ♦ Sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian đào tạo công việc cho nhân viên mới. ♦ Không cần mất thời gian đôn đốc nhân viên; không cần lo lắng tìm người mới khi nhân viên cũ nghỉ việc, làm gián đoạn công việc. ♦ Nhân viên làm dịch vụ sẽ tiếp nhận công việc bất cứ khi nào doanh nghiệp bạn cần và cho bạn kết quả nhanh nhất có thể. ♦ Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cập nhập kịp thời tình hình, các quy định mới của pháp luật khi sử dụng dịch vụ. Không phát sinh bộ phận kế toán thuế: ♦ Không phát sinh chi phí mua sắm công cụ lao động cho bộ phận kế toán: bàn ghế, máy tính, thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng phẩm, điện, nước,…thậm chí hạn chế được cả diện tích thuê mua văn phòng. ♦ Giảm được chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân sự và bộ máy kế toán thuế. ♦ Không phát sinh các khoản lương thưởng, phụ cấp, đi lại, điện thoại, trợ cấp, thăm hỏi,…. cho nhân sự kế toán. ♦ Không mất chi phí cho mua sắm phần mềm kế toán. Chất lượng dịch vụ được đảm bảo ♦ Quý khách hoàn toàn tập trung cho hoạt động kinh doanh, kế toán thuế đã có Tín Việt lo. ♦ Nhân sự của Tín Việt được tổ chức chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm nghề nghiệp vì thế chúng tôi đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. ♦ Tín Việt đến tận nơi giao dịch. Quý khách không cần đi lại ♦ Khi có các vấn đề phát sinh, Tín Việt sẽ đại diện Quý khách để làm việc trực tiếp cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan ♦ Khi quyết toán thuế, Tín Việt sẽ trực tiếp làm việc với Cơ quan thuế và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng ♦ Số liệu được lưu trữ và bảo mật cẩn thận về sau, không bao giờ mất mát dữ liệu ♦ Cung cấp kịp thời các số liệu và hồ sơ cần thiết cho quý khách ♦ Tư vấn kịp thời các vấn đề liên quan đến quá trình hoạt động ♦ Hoàn thành công việc đúng thời hạn theo quy định. ♦ Cập nhật văn bản mới có liên quan Tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan cho Doanh nghiệp: ♦ Tư vấn, hỗ trợ về phần mềm kê khai lao động và bảo hiểm. ♦ Tư vấn các quy định về pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động; ♦ Tư vấn quy định về mức đóng tối thiểu, tối đa liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; ♦ Thực hiện báo tăng, báo giảm đóng và chốt bảo hiểm cho người lao động; ♦ Tư vấn cách hạch toán chi phí lương, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp trong chi phí thuế, hạch toán kế toán; ♦ Tư vấn về hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục bảo hiểm xã hội; ♦ Thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền; ♦ Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến bảo hiểm, lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp,… |
Tin liên quan :