11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Hoàn thuế là gì? Thủ tục và các bước hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

Hoàn thuế là gì? Thủ tục và các bước hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

Hoàn thuế là gì? Các trường hợp nào sẽ được hoàn thuế và hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ chi tiết để anh chị kế toán có thể áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình.
 

1. Hoàn thuế là gì?


Hoàn thuế là việc mà sau khi các đối tượng đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nhà nước sẽ trả lại cho đơn vị kinh doanh, cá nhân số tiền bị thu sai, vượt quá. Trên thực tế, các trường hợp hoàn thuế bao gồm:
  • Tổ chức cá nhân nộp tạm thuế, số thuế thừa được xác định sau khi cơ quan thuế quyết toán
  • Mức thuế suất, đối tượng nộp thuế bị cơ quan nhà nước áp dụng sai dẫn đến thu thuế vượt
  • Việc hoàn thuế áp dụng cho nhiều sắc thuế như thuế nhu thập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
 

2. Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng


2.1. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

Sau khi hiểu rõ hoàn thuế là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (Trừ những doanh nghiệp không hình thành tài sản cố định khi đầu tư xây dựng nhà để cho thuê, hoặc bán). Doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai riêng với dự án đầu tư và thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ được kết chuyển để bù trừ với việc kê khai thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ bằng số thuế giá trị gia tăng tối đa được kết chuyển.

Nếu số thuế giá trị gia tăng sau khi bù trừ đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì dự án đó được hoàn thuế giá trị gia tăng. Nếu số thuế giá trị gia tăng của dự án sau khi bù trừ chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào thuế giá trị gia tăng của dự án đối với kỳ tiếp theo kê khai thuế.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại thành phố, tỉnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế mà đang trong giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động thì cần phải lập hồ sơ khai thuế cho dự án đầu tư. Đồng thời, để bù trừ với kê khai thuế giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh đang làm doanh nghiệp cần kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư.

Nếu số thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp sau khi bù trừ chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở xuống thì được phép hoàn thuế giá trị gia tăng. Nếu số thuế giá trị gia tăng sau khi bù trừ của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì đợi kỳ tiếp theo sẽ kết chuyển vào thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư.

Nếu trong trường hợp kê khai, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được phép hoàn thuế theo quy định.

Tuy nhiên, với những dự án thuộc Quốc hội quyết định theo chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án thì làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính mà không thực hiện kết chuyển.

Hoàn thuế là gì? Thủ tục và các bước hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất


2.2. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Trường hợp doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trong tháng (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng), trong quý (đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý) sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý nếu có thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ chưa được khấu trừ từ 300 triệu trở lên. Trường hợp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào của dịch vụ, hàng hóa trong quý, tháng chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng thì quý, tháng tiếp theo mới khấu trừ.

2.3. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Nếu doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sẽ được khấu trừ thuế trong trường hợp nộp thừa hoặc thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thuế.

2.4. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Số thuế mà nhà thầu chính, chủ dự án, chương trình, tổ chức do bên nhà tài trợ nước ngoài sử dụng cho dự án, chương trình sẽ được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả.

Thuế giá trị gia tăng phải nộp trong trường hợp tổ chức ở Việt Nam dùng tiền viện trợ nhân đạo của cá nhân, tổ chức nước ngoài để mua hàng hóa dịch vụ, dùng cho các chương trình viện trợ nhân đạo, viện trợ cho không hoàn lại sẽ được trả lại.

2.5. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao

Những đối tượng hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam sẽ được trả lại thuế giá trị gia tăng ghi trên chứng từ thanh toán hay trên hóa đơn.

2.6. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài mang giấy tờ nhập cảnh hay hộ chiếu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp, họ mua hàng tại Việt Nam khi mang theo để xuất cảnh sẽ được hoàn thuế. Hoàn thuế như thế nào sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ tài chính.
 

3. Điều kiện để được hoàn thuế GTGT

  • Doanh nghiệp phải có số thuế khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, trong 3 tháng trở lên số thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp liên tục âm.
  • Chứng từ đầu vào của doanh nghiệp phải là chứng từ sạch. Tức là khi phát sinh giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa không mua khống.
  • Tùy theo từng đơn hàng xuất nhập khẩu mà thanh toán đầy đủ các khoản đúng theo yêu cầu qua ngân hàng.
  • Đối với các hóa đơn có tổng thanh toán trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng.
  • Đối với từng hóa đơn tài chính, từng đơn hàng xuất khẩu cần phải chứng minh thanh toán rõ ràng qua từng ngân hàng.
 
Hoàn thuế là gì? Thủ tục và các bước hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

4. Thời gian hoàn thuế GTGT


Hoàn trước – kiểm sau : 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ, áp dụng đối với Doanh nghiệp chấp hành tốt

Kiểm trước – hoàn sau : 60 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Áp dụng đối với Doanh nghiệp hoàn thuế lần đầu hoặc hoàn thuế lần 2 trở đi nhưng hồ sơ hoàn lần đầu phát hiện có nhiều khuyết điểm.
 

5. Thủ tục hoàn thuế


5.1. Chuẩn bị hồ sơ về hoàn thuế

Dựa theo mẫu ban hành kèm theo thông tư của Bộ Tài chính, chuẩn bị giấy đề nghị về việc hoàn trả một số hoặc một khoản thu trong ngân sách nhà nước.

Tùy vào từng loại thuế phát sinh trong từng trường hợp mà sẽ có các loại thuế khác nhau được hoàn. Cần chuẩn bị những tài liệu phục vụ liên quan cho yêu cầu về hoàn thuế.

5.2. Cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế

Một số hình thức mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế có thể nộp hồ sơ hoàn thuế:
  • Gửi hồ sơ qua đường bưu điện
  • Gửi hồ sơ hoàn thuế qua hòm thư điện tử
  • Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền về thuế

5.3. Giải quyết yêu cầu về hoàn thuế

Việc hoàn thuế thông thường sẽ do cơ quan quản lý thuế và cơ quan hải quan được cấp thẩm quyền thực hiện. Ngoại trừ một số trường hợp có yêu cầu khác nhằm được xử lý nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế như về việc chọn đơn vị. Quá trình hoàn thuế sẽ được thẩm định, xem xét dựa vào hướng dẫn của Bộ tài chính.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thiết lập lệnh hoàn trả lại thuế theo quy định trong ngân sách nhà nước với khủa thu hợp lệ tương ứng. Sau đó, các cơ quan sẽ tiến hành rút tiền từ kho bạc nhà nước để trả khoản thuế được hoàn cho các đối tượng.
 

6. Ý nghĩa của việc hoàn thuế là gì?


Với một đất nước có tỷ lệ dân số đông, hệ thống số hóa còn hạn chế như Việt Nam, việc hoàn thuế, thu và quản lý thuế không đơn giản. Chính vì vậy, khó lòng tránh được những sai sót trong quá trình thu thuế. Nó có thể xuất phát từ người có nghĩa vụ thu và quản lý thuế hay từ chính người nộp thuế.

Ngoài ra, các trường hợp khá phổ biến như thuê thuế trước quyết toán sau. Đây là trường hợp doanh nghiệp nộp nhiều thuế hơn số thực, gọi là nộp thuế tạm thời. Chính vì vậy, việc hoàn thuế có ý nghĩa cực kỳ lớn. Nó đảm bảo doanh nghiệp không cần quá lo lắng về việc nộp thuế, có thể an tâm hoạt động thực hiện nghĩa vụ về thuế. Ngoài ra, việc hoàn thuế còn là động lực thúc đẩy cực kỳ mạnh mẽ để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển mạnh hơn khi doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh, phát triển.

Trong doanh nghiệp, người có trách nhiệm nhất với việc hoàn thuế đó chính là kế toán. Người này sẽ làm thủ tục hồ sơ… tất cả vấn đề liên quan tới việc thuế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn kế toán có kiến thức, kinh nghiệm, và phù hợp… để mọi việc được diễn ra thuận lợi, giảm thiểu tối đa rủi ro.

Hoàn thuế là gì? Thủ tục và các bước hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

Như vậy, qua bài viết trên, anh chị kế toán đã phần nào hiểu được hoàn thuế là gì, công việc, hồ sơ, điều kiện… để hoàn thuế. Hiện nay, doanh nghiệp muốn hoạt động tốt cần phải tìm được kế toán chất lượng đảm bảo mọi quy trình, chẳng hạn như hoàn thuế là một ví dụ.
Zalo Call