Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không ?
Trong một số trường hợp pháp luật quy định không phải đăng ký kinh doanh dù có hoạt động kinh doanh thương mại. Vậy nếu mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, các trường hợp này bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt (bán quà bánh, đồ ăn, nước uống không có địa điểm cổ định);
- Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
- Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp (như đánh giày, bán vé số, cắt tóc…)
Theo đó, việc mở cửa hàng tạp hóa không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, mở cửa hàng tạp hóa cần phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh.
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mẫu mới nhất
- Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ nếu hộ do một nhóm cá nhân thành lập.
Thời hạn giải quyết
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
Trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh?
Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, các trường hợp này bao gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt (bán quà bánh, đồ ăn, nước uống không có địa điểm cổ định);
- Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
- Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp (như đánh giày, bán vé số, cắt tóc…)
Theo đó, việc mở cửa hàng tạp hóa không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, mở cửa hàng tạp hóa cần phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới nhất
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mẫu mới nhất
- Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ nếu hộ do một nhóm cá nhân thành lập.
Thời hạn giải quyết
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags