11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần?

Nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần?

Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và Công ty cổ phần (CP) là 2 loại hình có số lượng cao nhất cả nước. Do đó, việc thành lập công ty TNHH hay công ty CP cũng là quyết định quan trọng khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng, mang đến những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Tín Việt sẽ nêu ra những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn của 2 loại hình công ty này để quý khách hàng có thể có lựa chọn phù hợp.

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)
a) Đặc điểm:

+ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp, nhưng không quá 50 thành viên.

+ Phần vốn góp của tất cả các thành viên dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu ra ngoài công chúng để huy động vốn. Do đó khả năng tăng vốn của công ty rất hạn chế.

+ Việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài công ty bị hạn chế gắt gao. Việc chuyển nhượng vốn chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty.

+ Cơ cấu quản lý thường gọn nhẹ phụ thuộc vào số lượng thành viên. Nếu công ty có từ 11 thành viên trở xuống cơ cấu tổ chức quản trị gồm có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, Chủ tịch công ty và giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) điều hành.

+ Đối với công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát.

b) Thuận lợi:
+ Có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên có thể huy động nhiều vốn hơn nên tạo ra khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp.

+ Các chủ sở hữu có thể tham gia điều hành công ty. Các thành viên này có trình độ kiến thức khác nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.

+ Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.

c) Khó khăn:
+ Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn.

+ Thiếu bền vững và ổn định. Chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa.

+ Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với DNTN về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên bất tài và không trung thực.

CÔNG TY CỔ PHẦN (CP)
a) Đặc điểm:

+ Công ty cổ phần bắt buộc phải có ít nhất 03 thành viên (cổ đông).

+ Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau và được thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu. Người có cổ phiếu gọi là cổ đông tức là thành viên công ty.

+ Khi thành lập sẽ có các sáng lập viên. Số còn lại họ có thể công khai gọi vốn từ những người khác.

+ Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra ngoài công chúng, do đó khả năng tăng vốn của công ty rất lớn.

+ Khả năng chuyển nhượng vốn của các cổ đông dễ dàng. Họ có thể bán cổ phiếu của mình một cách tự do.

+ Công ty cổ phần thường có đông thành viên (cổ đông). Vì nó được phát hành cổ phiếu, ai mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông.

+ Công ty cổ phần là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền của ba cơ quan:

+ Đại hội đồng cổ đông;

+ Hội đồng quản trị;

+ Ban kiểm soát .

b) Thuận lợi:
+ Trách nhiệm pháp lý có giới hạn. Trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn ở số tiền đầu tư của họ.

+ Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền

+ Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tạo ra sự đảm bảo khi đầu tư giúp các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.

+ Được chuyển nhượng quyền sở hữu. Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.

c) Khó khăn:
+ Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

+ Khó giữ bí mật. Vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng. Công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng. Những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.

+ Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức. Rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty.

+ Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Thuế đánh vào công ty và đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 
 Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Call/Zalo/Viber

Zalo Call