Công ty Startup cần làm gì để bảo vệ thương hiệu của mình

Trào lưu khởi nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong năm trở lại đây. Thế những, hơn 80% các công ty startup không tồn tại qua năm thứ hai vì họ thiếu kinh nghiệm, vốn, kiến thức… Trong đó, lý do không biết cách bảo vệ thương hiệu của mình đủ mạnh so với đối thủ. Do đó, những gợi ý dưới đây sẽ giúp startup xây dựng chiến lược bảo vệ thương hiệu đúng đắn nhất.
 

Giá trị thương hiệu là gì? Bản sắc thương hiệu là gì?

Ngày nay, thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy giá trị thương hiệu là gì mà doanh nghiệp cần phải nâng cao và bảo vệ nó? Giá trị thương hiệu là giá trị có ý nghĩa khiến khách hàng phải sẵn sàng chỉ trả một khoản tiền khi mua thương hiệu như sản phẩm, dịch vụ… Giá trị thương hiệu là cách mang lại dòng thu nhập chính đối với doanh nghiệp.
 
Bản sắc thương hiệu là mô hình nhằm xác định nhận diện thương hiệu, chúng kết hợp với nhau nhằm tạo nên một hình ảnh tổng thể về công ty. Tuy nhiên, để tạo nên bản sắc thương hiệu phải có thành phần cốt lõi từ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị… tạo nên. Bên cạnh đó, bảng sắc thương hiệu không phải là thứ mà công ty thực hiện ngày một ngày hai được. Chính vì vậy, mỗi startup cần có thời gian tạo nên nền tưởng lâu dài.  
 

Vì sao thương hiệu phải được bảo hộ?
 

Trong thời buổi kinh tế ngày càng hội nhập, cơ hội tạo ra cũng đồng nghĩa cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp. Giờ đây, đơn thuần không còn là giữa doanh nghiệp Việt với nhau mà thêm vào đó là doanh nghiệp Việt với công ty nước ngoài. Và bảo hộ thương hiệu là một hành động cần thiết và cấp bách hiện nay khi bước vào môi trường kinh doanh.
 
Thực tế, đã có không ít thương hiệu lớn tại VIệt Nam bị hàng loạt công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đăk Lăk… Có thể thấy, hàng loạt thương hiệu bị “đánh cắp” từ đối thủ do không đăng ký bảo hộ thương hiệu.
 
Cũng theo nhiều chuyên gia, việc bảo vệ quyền sở hữu trí truệ đóng vai trò không kém so với việc phát triển sản phẩm hay kêu gọi đầu tư. Do đó, để đảm bảo tính công bằng tất cả doanh nghiệp cần bảo hộ thương hiệu ngay bây giờ.
 
Tuy nhiên, tại Việt Nam khá nhiều startup, công ty khởi nghiệp lại không chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ lại chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh sản phẩm. Chính vi thế dẫn đến việc nhiều sản phẩm, dịch vụ của startup khi mang lại lợi nhuận cũng là thời điểm sản phẩm bị công ty khác làm giả. Thậm chí hơn là đánh cắp thương hiệu, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Vậy các Startup cần làm gì để có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình? Làm thế nào để đăng kí bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa? Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa khi bị đối thủ bắt chước.
 

Startup cần làm gì để bảo vệ thương hiệu?
 

Thương hiệu được biết là cái tên hay còn là “linh hồn” của công ty. Điều này có nghĩa việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cần được chú trọng từ lúc công ty vẫn còn ở giai đoạn khởi nghiệp.
 
 
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề “đánh cắp thương hiệu”. Điều này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Vậy startup cần làm gì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình? Làm thế nào để đăng ký bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa? Doanh nghiệp cần làm gì trước tình trạng “bắt chước” của đối thủ.
 
Một trong những cách giúp thương hiệu được bảo vệ là chính startup nên bảo mật mọi ý tưởng trước khi gia nhập vào thị trường. Đồng thời, bảo vệ ngay thương hiệu của mình bằng cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
 
Hiện nay, có khá nhiều đơn cung cấp dịch vụ bảo hộ thương hiệu uy tín, tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp chỉ cần tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu uy tín. Nhờ đó, mọi thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp với những bước đơn giản. Bao gồm:
 
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu chung của Cục sở hữu trí tuệ
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký theo quy định, mẫu này trình bày theo kích thước tối đa là 80 x 80mm
 
  • Giấy ủy quyền
  • Giấy giới thiệu
  • Chứng từ lệ phí nộp phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  • Tài liệu khác liên quan (nếu có)
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình và thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu.
  • Quy trình
  • Thời hạn
 
Bước 1: Thẩm định hình thức
Bước 2: Công bố đơn hợp lệ
Bước 3: Thẩm định nội dung
 
Như vậy, kể từ ngày đi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ tổn khoảng 15 tháng để hoàn tất mọi thủ tục và cấp giấy chứng nhận đăng ký. Để đảm bảo tính công bằng cho mọi doanh nghiệp thì ngày có hiệu lực được ghi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là ngày bạn bắt đầu nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lên Cục sở hữu trí tuệ.
 
Có thể thấy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng không kém gì so với việc phát triển sản phẩm hay gọi đầu tư. Khi các startup vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ thương hiệu của mình thì đồng nghĩ với việc tự làm giảm khả năng cạnh tranh từ những sản phẩm của chính mình. Chính vì thế, mọi doanh nghiệp hãy bảo vệ ngay “đứa con tinh thần của mình” ngay từ bây giờ.