Nên Thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện hay Địa điểm kinh doanh?
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đều là những loại hình đơn vị phụ thuộc mà Doanh nghiệp có nhu cầu mở sau khi thành lập công ty. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, khi muốn mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp còn lăn tăn về tính pháp lý của những loại hình này, chưa biết nên thành lập đơn vị phụ thuộc theo loại hình nào cho phù hợp để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm quy định pháp luật? Tín Việt xin chia sẽ tới quý khách chi tiết về 03 loại hình này để quý khách có cái nhìn đa chiều nhất đem đến sự lựa chon phù hợp cho công ty mình nhé!
Khái niệm 3 loại hình
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, được đặt cả ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh và không cần phải nằm trong địa chỉ đăng kí trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh một nhóm ngành cụ thể đã lựa chọn từ công ty mẹ.
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện được coi là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp theo ủy thác. Có thể thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời nhưng không phải với tất cả mọi ngành nghề và doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ VPĐD.
Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả hoạt động với mục đích sinh lời (tùy ngành nghề), đại diện theo ủy quyền. Có 02 loại chi nhánh cơ bản, đó chính là: chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Về chức năng
Đối với Địa điểm kinh doanh
- Đóng vai trò là một văn phòng liên lạc.
- Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường và đối tác mới.
Đối với Văn phòng đại diện
- Đóng vai trò là một văn phòng liên lạc
- doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ VPĐD.
- Là nơi diễn ra một số hoạt động của công ty như: nghiên cứu, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường và đối tác mới.
- Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời hay tự kí kết hợp đồng riêng mà phải theo ủy quyền và dùng con dấu của doanh nghiệp đó.
Đối với chi nhánh
- Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục đích sinh lời nhưng không phải với tất cả mọi ngành nghề.
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có quyền trên toàn bộ các vấn đề liên quan đến chi nhánh.
- Doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ chi nhánh.
Điểm giống nhau của 3 loại hình
* Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
* Hồ sơ thành lập gần như tương đồng.
* Không giới hạn số lượng thành lập.
Điểm khác nhau
Nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh
Dựa vào sự khác biệt và chức năng của từng loại hình mà doanh nghiệp có thể so sánh và lựa chọn để đem đến sự phù hợp, yếu tố có lợi cũng như đường để đẩy mạnh công tác kinh doanh.
Tín Việt xin chia sẽ đến quý độc giả một vài lựa chọn sau đây:
* Văn phòng đại diện: trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập một đơn vị để làm nơi tiếp cận khách hàng, thị trường mới mà không cần phải thực hiện nghĩa tụ kê khai thuế phức tạp.
* Chi nhánh: Đối với doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường thì Chi nhánh là một quyết định tốt bởi Chi nhánh có thể thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp cũng thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời.
* Địa điểm kinh doanh: khi công ty muốn thành lập đơn vị kinh doanh chuyên biệt với thủ tục và hoạt động đơn giản, thì Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ giúp quý công ty thực hiện được điều này
Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh của Tín Việt
Bước 1- Chuẩn bị giấy tờ và thông tin:
Chuyên viên Tín Việt sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị giấy tờ, kiểm tra tên và hướng dẫn đặt tên đúng quý định; hướng dẫn ghi địa chỉ phù hợp; tư vấn về ngành nghề...
Bước 2- Soạn hồ sơ:
Chuyên viên sẽ tiến hành soạn hồ sơ căn cứ vào thông tin quý khách cung cấp, thời gian soạn hồ sơ từ 30 phút sau khi nhận đầy đủ thông tin từ Quý khách.
Bước 3- Giao nhận hồ sơ:
Tín Việt gửi hồ sơ cho khách kiểm tra thông tin đã cung cấp. Sau đó, Tín Việt sẽ in hồ sơ và mang đến tận nơi cho quý khách ký hồ sơ.
Bước 4- Nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Tín Việt sẽ đại diện Quý khách nộp hồ sơ và nhận kết quả từ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Dự kiến 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chấp nhận hồ sơ.
Bước 5- Bàn giao giấy phép
Tín Việt bàn giao giấy phép cho quý khách và hướng dẫn cho Quý khách các công việc tiếp theo.
Quý khách tham khảo bảng giá dịch vụ TẠI ĐÂY
Liên hệ ngay với Tín Việt để được hướng dẫn nhanh chóng - O969.541.541 Mr Chiêm (Call, Zalo, Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
Khái niệm 3 loại hình
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, được đặt cả ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chi nhánh và không cần phải nằm trong địa chỉ đăng kí trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh một nhóm ngành cụ thể đã lựa chọn từ công ty mẹ.
Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện được coi là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp theo ủy thác. Có thể thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời nhưng không phải với tất cả mọi ngành nghề và doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ VPĐD.
Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả hoạt động với mục đích sinh lời (tùy ngành nghề), đại diện theo ủy quyền. Có 02 loại chi nhánh cơ bản, đó chính là: chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Về chức năng
Đối với Địa điểm kinh doanh
- Đóng vai trò là một văn phòng liên lạc.
- Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường và đối tác mới.
Đối với Văn phòng đại diện
- Đóng vai trò là một văn phòng liên lạc
- doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ VPĐD.
- Là nơi diễn ra một số hoạt động của công ty như: nghiên cứu, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đến thị trường và đối tác mới.
- Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời hay tự kí kết hợp đồng riêng mà phải theo ủy quyền và dùng con dấu của doanh nghiệp đó.
Đối với chi nhánh
- Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục đích sinh lời nhưng không phải với tất cả mọi ngành nghề.
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có quyền trên toàn bộ các vấn đề liên quan đến chi nhánh.
- Doanh nghiệp chịu tất cả các khoản chi phí phát sinh từ chi nhánh.
Điểm giống nhau của 3 loại hình
* Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
* Hồ sơ thành lập gần như tương đồng.
* Không giới hạn số lượng thành lập.
Điểm khác nhau
Nội dung | Địa điểm kinh doanh | Văn phòng đại diện | Chi nhánh |
Phạm vi thành lập | Trong hoặc ngoài Tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. | Tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. | Tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. |
Con dấu pháp nhân | Không có | Có thể có hoặc không theo sự ủy quyền của công ty mẹ | Được quyền đăng ký sử dụng con dấu pháp nhân |
Hạch toán-kế toán | Hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính | Không có hình thức kinh doanh nên không có hạch toán | Có 02 loại: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập |
Khai thuế và đóng thuế | Khai thuế và đóng thuế | Có thực hiện kinh doanh nên phải đóng Thuế môn bài 1.000.000đ/năm và các loại thuế khác. | Có thực hiện kinh doanh nên phải đóng Thuế môn bài 1.000.000đ/năm và các loại thuế khác. |
Nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh
Dựa vào sự khác biệt và chức năng của từng loại hình mà doanh nghiệp có thể so sánh và lựa chọn để đem đến sự phù hợp, yếu tố có lợi cũng như đường để đẩy mạnh công tác kinh doanh.
Tín Việt xin chia sẽ đến quý độc giả một vài lựa chọn sau đây:
* Văn phòng đại diện: trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập một đơn vị để làm nơi tiếp cận khách hàng, thị trường mới mà không cần phải thực hiện nghĩa tụ kê khai thuế phức tạp.
* Chi nhánh: Đối với doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường thì Chi nhánh là một quyết định tốt bởi Chi nhánh có thể thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp cũng thực hiện các hoạt động với mục đích sinh lời.
* Địa điểm kinh doanh: khi công ty muốn thành lập đơn vị kinh doanh chuyên biệt với thủ tục và hoạt động đơn giản, thì Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ giúp quý công ty thực hiện được điều này
Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh của Tín Việt
Bước 1- Chuẩn bị giấy tờ và thông tin:
Chuyên viên Tín Việt sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị giấy tờ, kiểm tra tên và hướng dẫn đặt tên đúng quý định; hướng dẫn ghi địa chỉ phù hợp; tư vấn về ngành nghề...
Bước 2- Soạn hồ sơ:
Chuyên viên sẽ tiến hành soạn hồ sơ căn cứ vào thông tin quý khách cung cấp, thời gian soạn hồ sơ từ 30 phút sau khi nhận đầy đủ thông tin từ Quý khách.
Bước 3- Giao nhận hồ sơ:
Tín Việt gửi hồ sơ cho khách kiểm tra thông tin đã cung cấp. Sau đó, Tín Việt sẽ in hồ sơ và mang đến tận nơi cho quý khách ký hồ sơ.
Bước 4- Nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Tín Việt sẽ đại diện Quý khách nộp hồ sơ và nhận kết quả từ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Dự kiến 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chấp nhận hồ sơ.
Bước 5- Bàn giao giấy phép
Tín Việt bàn giao giấy phép cho quý khách và hướng dẫn cho Quý khách các công việc tiếp theo.
Quý khách tham khảo bảng giá dịch vụ TẠI ĐÂY
Liên hệ ngay với Tín Việt để được hướng dẫn nhanh chóng - O969.541.541 Mr Chiêm (Call, Zalo, Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT [A]: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM [T]: (028) 39.733.734 - 39.733.735 Hotline O969 541 541 [E]: admin@ketoantinviet.com [W]: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com |
Tin liên quan :