11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Báo cáo thuế đối với doanh nghiệp gồm những gì?

Báo cáo thuế đối với doanh nghiệp gồm những gì?

Báo cáo thuế là nghiệp vụ kê khai những hóa đơn GTGT đầu vào phát sinh trong quá trình mua hàng, mua dịch vụ và những hóa đơn bán hàng do công ty phát hành là thuế GTGT đầu ra. Công việc báo cáo thuế được đánh giá là khá phức tạp, bao gồm nhiều nghiệp vụ, giấy tờ khác nhau:
 

1. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng/quý


Trong kỳ, nếu không phát sinh việc sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp vẫn cần làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng/quý. Thời hạn được quy định tương tự như với nộp tờ khai thuế GTGT. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa thực hiện việc thông báo phát hành hóa đơn, tờ khai này có thể bỏ qua.

Việc xác định kỳ nộp tờ khai theo tháng/quý được quy định tại Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể thuế thu nhập cá nhân là loại thuế kê khai theo tháng. Trường hợp các doanh nghiệp nộp thuế đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo quý.

Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/HDG) và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý đã phát sinh việc sử dụng hóa đơn.

Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo BC26/HDG ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0) và không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
 

2. Tờ khai thuế TNCN hàng tháng/quý


Tùy vào tình hình doanh nghiệp, việc kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ được xác định theo tháng/ quý. Chi tiết được xác định theo thông tin dưới đây.
  • Nếu doanh nghiệp đang kê khai thuế giá trị gia tăng hàng quý thì tờ khai thuế TNCN cũng được nộp theo từng quý.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, căn cứ là xem xét số thuế TNCN tạm nộp. Từ đó, xác định việc nộp tờ khai thuế theo tháng hay theo quý.
  • Nếu số thuế tạm nộp mỗi tháng lớn hơn 50 triệu đồng, hãy chọn kê khai theo tháng.
  • Nếu số thuế tạm nộp nhỏ hơn 50 triệu/ tháng, bạn có thể lựa chọn kê khai theo quý.
Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đối tượng được quy định phải khai và nộp thuế TNCN bao gồm:

– Các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Cụ thể:
  • Các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế;
  • Các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
– Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh, kể cả trường hợp được miễn thuế.
– Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý.
– Các thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, trừ chuyển nhượng chứng khoán:
  • Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển nhượng, không phân biệt có phát sinh thu nhập hay không;
  • Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam;
  • Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
– Các thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
  • Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của Công ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
  • Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán;
  • Doanh nghiệp được ủy quyền quyết toán TNCN thay cho cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.
 

3. Tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý


Việc lựa chọn nộp báo cáo thuế GTGT theo tháng hay theo quý là do doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế vào đầu năm tài chính. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT được quy định như sau:
  • Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng kế tiếp đối với báo cáo quý.
  • Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp đối với báo cáo quý.
Việc xác định kỳ báo cáo thuế được quy định tại Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Cụ thể, thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng.

Trường hợp các doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn kê khai thuế theo Quý.

Cụ thể như sau: Trường hợp doanh thu năm 2020 từ 50 tỷ trở lên, doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng kể từ kỳ thuế Tháng 01/2022, không được áp dụng khai thuế theo Quý.

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Zalo Call