Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá nhân?
Thành lập công ty hay hộ kinh doanh là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có dự định kinh doanh. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ về 2 mô hình này, thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn. Bài viết dưới đây của Tín Việt sẽ giúp Quý khách nắm rõ ưu nhược điểm từng mô hình để lựa chọn loại hình phù hợp.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân. Công ty là tổ chức có tư cách lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty thì tài sản này trở thành tài sản của công ty và độc lập với tài sản của các cổ đông. Trường hợp công ty không may bị giải thể, phá sản… thì sẽ sử dụng phần tài sản đã góp đó để chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của các cổ đông.
- Dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Công ty không bị giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Có thể tuyển số lượng lao động tùy theo ý muốn và tự do chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
- Nguồn vốn của công ty có thể huy động từ bên ngoài dễ dàng hơn như: vốn đầu tư nước ngoài, vay ngân hàng, nguồn cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ…có thể bổ sung và thay đổi bất cứ lúc nào tùy khả năng của công ty.
- Đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng. Trong hoạt động thực tế nếu công ty bạn bán hàng hóa nói chung cho văn phòng, công ty khác thì gần như 100% họ đòi hóa đơn giá trị gia tăng để được khấu trừ 10% này.
Nhược điểm:
- So với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp hơn. Mỗi loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về điều kiện, hồ sơ thành lập khác nhau.
- Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn, thậm chí nhiều công quy vô cùng lớn..
- Chế độ kế toán phức tạp, phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm; đòi hỏi thực hiện đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
- Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
- Nguy cơ giải thể cao do nguồn vốn quá lớn, hoạt động kinh doanh rộng, có nhiều rủi ro, phải đảm bảo công ăn việc làm và chế độ cho lao động… Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục giải thể cũng rất phức tạp và kéo dài.
Ưu nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cá thể giúp cho chủ sở hữu ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp. Đặc biệt, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do số lượng thành viên không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản nên việc quản lý khá đơn giản, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
- Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
- Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, không cần kế toán; không phải báo cáo thuế.
Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của hộ kinh doanh cá thể khá cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì không thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.
- Giới hạn không quá 10 lao động và ít ngành nghề kinh doanh hơn so với doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng sẽ khó khăn hơn so với loại hình công ty khác.
- Hạn chế đối tác mua bán, không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT
Quý khách có nhu cầu thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh, vui lòng tham khảo:
=> Dịch vụ thành lập trọn gói Miễn giấy phép
Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call, Zalo, Viber)
Theo dõi Tín Việt tại
Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty
Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân. Công ty là tổ chức có tư cách lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty thì tài sản này trở thành tài sản của công ty và độc lập với tài sản của các cổ đông. Trường hợp công ty không may bị giải thể, phá sản… thì sẽ sử dụng phần tài sản đã góp đó để chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của các cổ đông.
- Dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Công ty không bị giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Có thể tuyển số lượng lao động tùy theo ý muốn và tự do chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
- Nguồn vốn của công ty có thể huy động từ bên ngoài dễ dàng hơn như: vốn đầu tư nước ngoài, vay ngân hàng, nguồn cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ…có thể bổ sung và thay đổi bất cứ lúc nào tùy khả năng của công ty.
- Đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng. Trong hoạt động thực tế nếu công ty bạn bán hàng hóa nói chung cho văn phòng, công ty khác thì gần như 100% họ đòi hóa đơn giá trị gia tăng để được khấu trừ 10% này.
Nhược điểm:
- So với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp hơn. Mỗi loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về điều kiện, hồ sơ thành lập khác nhau.
- Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn, thậm chí nhiều công quy vô cùng lớn..
- Chế độ kế toán phức tạp, phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm; đòi hỏi thực hiện đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
- Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
- Nguy cơ giải thể cao do nguồn vốn quá lớn, hoạt động kinh doanh rộng, có nhiều rủi ro, phải đảm bảo công ăn việc làm và chế độ cho lao động… Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục giải thể cũng rất phức tạp và kéo dài.
Ưu nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cá thể giúp cho chủ sở hữu ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp. Đặc biệt, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do số lượng thành viên không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản nên việc quản lý khá đơn giản, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
- Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
- Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, không cần kế toán; không phải báo cáo thuế.
Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của hộ kinh doanh cá thể khá cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì không thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.
- Giới hạn không quá 10 lao động và ít ngành nghề kinh doanh hơn so với doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng sẽ khó khăn hơn so với loại hình công ty khác.
- Hạn chế đối tác mua bán, không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT
Quý khách có nhu cầu thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh, vui lòng tham khảo:
=> Dịch vụ thành lập trọn gói Miễn giấy phép
Theo dõi Tín Việt tại
Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Tin liên quan :