11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Đăng ký mã ngành khi thành lập công ty

Đăng ký mã ngành khi thành lập công ty

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, chiến lược kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị các thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp hay cần nắm ngành nghề kinh doanh là gì, mã ngành kinh tế là gì hay mã hóa ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mới nhất như thế nào.
Đăng ký mã ngành khi thành lập công ty

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Vietnam Standard Industrial Classification - VSIC) gồm danh mục các ngành, nghề kinh doanh và nội dung được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước. Danh mục ngành, nghề kinh doanh bao gồm tất cả các ngành, nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và được chia thành 5 cấp bậc:
• Ngành cấp 1: gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.
• Ngành cấp 2: gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 2 số theo ngành cấp 1 tương ứng.
• Ngành cấp 3: gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 3 số theo ngành cấp 2 tương ứng.
• Ngành cấp 4: gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 4 số theo ngành cấp 3 tương ứng.
• Ngành cấp 5: gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng 5 số theo ngành cấp 4 

Quy định về ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập công ty
Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. 
- Khi đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp 4 thì sẽ lựa chọn ngành kinh tế cấp 4, sau đó diễn giải chi tiết ngành, nghề của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp 4. Nhưng phải đảm bảo ngành, nghề chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành kinh tế cấp 4 đã chọn. Trong trường hợp này, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là ngành, nghề chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
Đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước ngày 20/08/2018:
- Không bắt buộc phải cập nhật lại ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mới.
- Nhưng khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bắt buộc cập nhật ngành, nghề theo Hệ thống ngành kinh tế mới.
Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 20/08/2018, bắt buộc phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018.
Trên đây là nội dung bài viết về “Mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp”. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi email để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất!
 Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại         
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com

Zalo Call