11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Nên thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc?

Nên thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chi nhánh có thể được thành lập dưới dạng chi nhánh hạch toán độc lập hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Mặc dù được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, được xuất hóa đơn, phải kê khai thuế giá trị gia tăng như công ty nhưng vẫn không hoàn toàn độc lập và không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Vậy nên chọn thành lập chi nhánh độc lập hay phụ thuộc. Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty của Tín Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
nen-thanh-lap-chinh-nhanh-doc-lap-hay-phu-thuoc

Sự giống nhau giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc
- Bộ máy nhân sự do công ty mẹ tổ chức;
- Vốn kinh doanh là của công ty;
- Đều phải thực hiện hoạt động kê khai thuế giá trị gia tăng độc lập với công ty mẹ theo quy định của pháp luật;
- Đóng thuế cùng mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh (tức lợi nhuận sau thuế là của công ty);
- Mọi hoạt động của chi nhánh phải theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty;

Khác nhau giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Đối với thành lập chi hạch toán phụ thuộc:
- Chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty để cuối năm hạch toán chung báo cáo tài chính;
- Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty;
- Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.

Đối với thành lập chi nhánh hạch toán độc lập:
- Xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế;
- Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong củng công ty;
- Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,…
- Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.
=> Tham khảo: Thủ tục thành lập chi nhánh như thế nào?

Hình thức hạch toán độc lập có thuận lợi hơn so với hạch toán phụ thuộc không?
Hạch toán tài chính độc lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).
Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp không có quy định về khái niệm hạch toán tài chính độc lập. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, có thể hiểu khái quát, hạch toán tài chính độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế.

Điểm khác nhau cơ bản của chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: chuyển số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí về công ty. Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi nhánh hạch toán độc lập: xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế, chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không kể liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong củng công ty.

Kế toán:
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán độc lập: hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,… Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán.

Điểm giống nhau của chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
– Do công ty mẹ tổ chức bộ máy nhân sự.
– Vốn kinh doanh của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế.
– Hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty.
– Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty.
Các đơn vị trực thuộc thực hiện hạch toán tài chính độc lập phải thực hiện đăng kí nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng với trụ sở chính.
Khi kê khai thuế đối với chi nhánh của công ty hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là do quy định cụ thể của từng chi nhánh công ty.
Hạch toán phục thuộc  hay còn gọi là báo sổ c thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế.
Hạch toán độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyêt toán thuế. Chi nhánh này có con dấu, mã số thuế ( 13 số).
=> Xem thêm: Nên Thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện hay Địa điểm kinh doanh?

Hạch toán độc lập:
Ưu điểm: Sổ sách, chứng từ rõ ràng, độc lập nên đơn giản quản lí doanh thu, tiền bạc cũng giống như phân tích tình hình lỗ lãi của đơn trị trực thuộc và của trụ sở chủ đạo.
Nhược điểm: cuối tháng phải lập 2 BCTC, 2 Báo cáo thuế (các loại), các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải lưu riêng.

Hạch toán phụ thuộc:
Ưu: Giảm thiểu 1 số công việc kế toán như lập các loại báo cáo.
Nhược: Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.

Như vậy
Việc lựa chọn đăng kí thuế cho đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) theo hình thức hạch toán tài chính độc lập hay hạch toán tài chính phụ thuộc là tùy thuộc vào chế độ quản lí điều hành, quản lí sổ sách của công ty. Đồng thời cũng cần dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị trực thuộc đó, theo đó:
– Trên cơ sở những ưu và nhược điểm của hình thức hạch toán tài chính độc lập nêu trên thì nếu đơn vị trực thuộc đó có nhiều hoạt động kinh doanh, có kế hoạch hoạt động trong một thời gian lâu dài và có nhiều sổ sách, chứng từ muốn dễ dàng quản lí chi phí, chủ động phân tích tình hình lỗ lãi của đơn vị mình thì nên lựa chọn hạch toán tài chính độc lập.
– Với hình thức hạch toán tài chính phụ thuộc sẽ có ưu điểm là không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán như vậy đơn vị trực thuộc sẽ dễ dàng trong quản lí điều hành; đồng thời cũng giảm thiểu được một số công việc kế toán như lập các báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, hình thức hạch toán này lại có nhược điểm là khó quản lí chi phí, chứng từ, tình hình lỗ lãi; hơn thế nữa, trong trường hợp thành lập đơn vị trực thuộc hạch toán tài chính phụ thuộc khác tỉnh ở vị trí địa lí xa so với trụ sở chính sẽ gây khó khăn trong việc luân chuyển chứng từ, có thể dẫn đến kê khai chậm trễ.
Vậy nên nếu chi nhánh của bạn có ít hoạt động, chi phí, doanh thu thì nên hạch toán phụ thuộc và ngược lại.
=> Tham khảo: Dịch vụ thành lập chi nhánh trọn gói

Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh của Tín Việt:
B1- Tiếp nhận thông tin
Tín Việt tiếp nhận thông tin từ Quý khách và báo giá dịch vụ.
B2- Chuẩn bị thông tin và giấy tờ
Khi khách đồng ý thì Chuyên viên sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thông tin và giấy tờ, kiểm tra thông tin cho quý khách.
B3- Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục
Tín Việt sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ căn cứ vào thông tin quý khách cung cấp, thời gian soạn hồ sơ hoàn thành từ 1 tiếng làm việc sau khi nhận đầy đủ thông tin từ Quý khách. 
B4- Giao nhận hồ sơ
Hồ sơ sẽ được gửi cho khách xem và kiểm tra thông tin đã cung cấp. Sau đó, Tín Việt sẽ in hồ sơ và mang đến quý khách ký tên lên hồ sơ và nhận giấy tờ cần thiết.
B5- Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Tín Việt sẽ thay mặt Quý khách nộp hồ sơ và nhận kết quả sau 03 - 05 ngày làm việc.
B6- Bàn giao kết quả thực hiện
Tín Việt bàn giao hồ sơ hoàn thành đầy đủ cho Quý khách và hướng dẫn các công việc tiếp theo nếu có.

 Liên hệ Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại   

 
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
[A]: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM
[T]: (028) 39.733.734 - 39.733.735 – Hotline O969 541 541 A. Chiêm
[E]: admin@ketoantinviet.com
[W]: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Zalo Call