Quy định về cổ đông trong công ty cổ phần
Cổ đông là nội dung rất quan trọng trong việc thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu một cách đầy đủ và đúng quy định. Bài viết này, Tín Việt xin chia sẻ một số quy định về cổ đông sáng lập cho quý khách tham khảo
1. Cổ đông là gì?
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Hay cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.
Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
2. Phân loại cổ đông
Luật doanh nghiệp chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng với các loại cổ phần hiện nay bao gồm:
– Cổ đông sáng lập: là cổ đông sở hữu ít một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
– Cổ đông phổ thông: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
– Cổ đông ưu đãi: Tương ứng với các loại cổ phần ưu đãi thì có các loại cổ đông ưu đãi như sau: Cổ đông ưu đãi biểu quyết, Cổ đông ưu đãi cổ tức, Cổ đông ưu đãi hoàn lại, Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
3. Quyền của cổ đông khi góp vốn thành lập công ty
a) Quyền riêng của cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập có quyền riêng là sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hết thời hạn 03 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông.
Cổ đông sáng lập cũng có các quyền giống cổ phần phổ thông.
b) Quyền riêng của cổ đông phổ thông
– Nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi và sinh lời.
– Có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
– Có quyền yêu cầu, xem xét, tra cứu các thông tin trong Danh sách cổ đông. Có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
– Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
– Ngoài ra, cổ đông phổ thông có quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
c) Quyền riêng của cổ đông ưu đãi
– Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Các cổ đông sáng lập sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn các cổ đông còn lại. Điều lệ công ty quy định một phiếu biểu quyết bằng bao nhiêu phiếu biểu quyết.
– Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hưởng cổ tức cao hơn so với các cổ đông còn lại.
– Đối với cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ đông sở hữu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu. Hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
3. Nghĩa vụ của cổ đông khi góp vốn thành lập công ty
a) Nghĩa vụ riêng của cổ đông sáng lập
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Cổ đông sáng lập bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKDN, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
b) Nghĩa vụ riêng của cổ đông phổ thông
Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. Trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
Cổ đông phải tuân thủ Điều lệ công ty, quy định nội bộ của công ty. Chấp hành các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.
c) Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần này cho người khác. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền biểu quyết;
- Không được tham gia vào cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Không được đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
- Ngoài ra, nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi khác cũng giống các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
1. Cổ đông là gì?
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Hay cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.
Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
2. Phân loại cổ đông
Luật doanh nghiệp chia cổ đông thành 3 loại chính tương ứng với các loại cổ phần hiện nay bao gồm:
– Cổ đông sáng lập: là cổ đông sở hữu ít một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
– Cổ đông phổ thông: Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
– Cổ đông ưu đãi: Tương ứng với các loại cổ phần ưu đãi thì có các loại cổ đông ưu đãi như sau: Cổ đông ưu đãi biểu quyết, Cổ đông ưu đãi cổ tức, Cổ đông ưu đãi hoàn lại, Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
3. Quyền của cổ đông khi góp vốn thành lập công ty
a) Quyền riêng của cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập có quyền riêng là sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hết thời hạn 03 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông.
Cổ đông sáng lập cũng có các quyền giống cổ phần phổ thông.
b) Quyền riêng của cổ đông phổ thông
– Nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi và sinh lời.
– Có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
– Có quyền yêu cầu, xem xét, tra cứu các thông tin trong Danh sách cổ đông. Có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
– Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
– Ngoài ra, cổ đông phổ thông có quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
c) Quyền riêng của cổ đông ưu đãi
– Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Các cổ đông sáng lập sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn các cổ đông còn lại. Điều lệ công ty quy định một phiếu biểu quyết bằng bao nhiêu phiếu biểu quyết.
– Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hưởng cổ tức cao hơn so với các cổ đông còn lại.
– Đối với cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ đông sở hữu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu. Hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
3. Nghĩa vụ của cổ đông khi góp vốn thành lập công ty
a) Nghĩa vụ riêng của cổ đông sáng lập
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Cổ đông sáng lập bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKDN, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
b) Nghĩa vụ riêng của cổ đông phổ thông
Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. Trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
Cổ đông phải tuân thủ Điều lệ công ty, quy định nội bộ của công ty. Chấp hành các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.
c) Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần này cho người khác. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ không có quyền biểu quyết;
- Không được tham gia vào cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Không được đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
- Ngoài ra, nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi khác cũng giống các nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Hotline tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags