Thủ tục thay đổi giám đốc công ty theo quy định mới nhất 2022
Giám đốc là một chức danh quan trọng trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sẽ có lúc doanh nghiệp cần thay đổi giám đốc công ty để phù hợp với công việc cũng như định hướng phát triển. Do đó, ở bài viết này, Tín Việt sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình thay đổi giám đốc công ty nhé!
Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và trước pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, giám đốc công ty có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc là không.
Trong một công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần thì có thể có nhiều giám đốc. Tùy vào chức danh, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ mà công ty phân bổ vị trí giám đốc sao cho phù hợp.
Có đầy đủ chuyên môn, trình độ trong quản trị kinh doanh theo yêu cầu của công ty quy định.
Theo quy định của luật doanh nghiệp, giám đốc công ty có thể trở thành người đại diện công ty.
Để có thể thay đổi giám đốc công ty một cách dễ dàng, quý khách cần biết rõ giám đốc đang thuộc loại nào theo sự phân chia của pháp luật. Theo đó, chức danh giám đốc công ty có hai dạng chính:
– Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty: công ty phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi người đại diện theo quy định. Việc thực hiện này được làm tại phòng Đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch đầu tư ngay tại khu vực đặt trụ sở chính của công ty.
– Giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty: việc thay đổi giám đốc không cần thông báo tại cơ quan nhà nước mà chỉ thực hiện trong nội bộ công ty.
Hồ sơ thay đổi Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty
Nghị quyết, quyết định biên bản họp của chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên về việc thay đổi giám đốc/người đại diện pháp luật.
Đối với công ty cổ phần:
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi giám đốc/ người đại diện pháp luật.
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thay đổi Giám đốc công ty.
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 1: Họp hội đồng
Đối với công ty cổ phần thì họp với ban Hội đồng quản trị, với công ty TNHH thì họp Hội đồng thành viên để đi đến quyết định thống nhất thay đổi giám đốc công ty.
Bước 2: Bầu, biểu quyết giám đốc mới
Tùy vào tính chất công việc và điều lệ của công ty mà có thể chọn ra cách biểu quyết phù hợp: bỏ phiếu kín, bầu chọn công khai hoặc xét theo năng lực hiện tại. Thông qua cuộc họp nội dung miễn nhiệm giám đốc cũ và thay thế giám đốc mới.
Cuối cùng, kết quả được chủ trì cuộc họp công bố và ra quyết định trước Hội đồng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, lưu trữ và thông báo
Hồ sơ cần thiết sẽ được chuẩn bị như nội dung trên đã đề cập.
Theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định sẽ không cần thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi giám đốc công ty nhưng không đồng thời là người đại diện pháp luật.
Hồ sơ này sẽ được lưu trữ trực tiếp tại trụ sở chính và có văn bản thông báo đến các đối tác, khách hàng của công ty.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ sau cuộc họp
Đầu tiên, công ty vẫn phải họp Hội đồng và chọn ra giám đốc mới theo yêu cầu của công ty. Sau đó, công ty cần chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan có liên quan. Ở trường hợp này, quý khách cần có 2 bộ hồ sơ như nhau: 01 bộ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh, 01 bộ được lưu trữ tại công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí
Việc nộp hồ sơ có thể diễn ra trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi trụ sở chính công ty. Hoặc quý khách nộp gián tiếp qua cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh bằng chữ ký số hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Lệ phí cho thủ tục này phải nộp cho Nhà nước là 500.000 đồng/hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo qua văn bản về những chỗ cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi, doanh nghiệp cần nộp lại theo quy định.
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giám đốc là người đại diện pháp luật sẽ chính thức có hiệu lực từ thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ.
Thông thường, kết quả sẽ được trả lời sau 3 ngày làm việc, tính từ ngày hồ sơ được nộp đến cơ quan.
Bước 4: Đăng bố cáo thay đổi người đại diện theo pháp luật
Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ và được chấp thuận bởi cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia cũng như các phương tiện truyền thông khác.
Vì công ty, doanh nghiệp không chỉ làm việc nội bộ mà có rất nhiều đối tượng liên quan khác nhau thế nên khi thay đổi giám đốc công ty quý khách nên thông báo đến họ. Bao gồm:
Đối tác đang ký hợp đồng với công ty, doanh nghiệp.
Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ công ty.
Ngân hàng để cập nhật chủ tài khoản ngân hàng.
Các cơ quan hữu quan: Cơ quan thuế, bảo hiểm, điện lực,…
Tất cả hồ sơ có liên quan đến giám đốc cũ cần phải thay đổi thông tin mới để hợp pháp hóa trong những giao dịch, ký kết sắp tới.
Khi quý khách thực hiện quy trình thay đổi giám đốc công ty thì cần phải trả các loại chi phí sau:
Việc thực hiện thủ tục thay đổi giám đốc công ty gồm nhiều công đoạn, quy trình nên có thể gây khó khăn với một số công ty chưa có kinh nghiệm. Đến với Tín Việt, quý khách sẽ không phải lo lắng về điều này vì chúng tôi có dịch vụ thay đổi giám đốc công ty từ A – Z với những ưu điểm sau:
Tín Việt nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thay đổi giám đốc công ty.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí và soạn thảo hồ sơ đem đến tận nhà.
Sẵn sàng hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi ổn định.
Luôn luôn đúng hẹn với quý khách.
Có quy trình thực hiện chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên nhiệt tình chuyên môn cao luôn đưa ra những giải pháp tốt nhất cho quý khách.
Tín Việt cam kết không phát sinh thêm chi phí ngoài hợp đồng đã thỏa thuận, cam kết tiến hành nhanh chóng, chính xác.
Giám đốc công ty là gì?
Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và trước pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, giám đốc công ty có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc là không.
Trong một công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần thì có thể có nhiều giám đốc. Tùy vào chức danh, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ mà công ty phân bổ vị trí giám đốc sao cho phù hợp.
Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành Giám đốc công ty
- Giám đốc có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn đối với công ty và liên quan đến pháp luật nên trước khi thay đổi, quý khách cần nắm rõ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm một giám đốc mới.
- Giám đốc là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Giám đốc công ty bắt buộc không thuộc trong các đối tượng mà pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Có đầy đủ chuyên môn, trình độ trong quản trị kinh doanh theo yêu cầu của công ty quy định.
Theo quy định của luật doanh nghiệp, giám đốc công ty có thể trở thành người đại diện công ty.
Chức danh giám đốc công ty được chia theo pháp luật như thế nào?
Để có thể thay đổi giám đốc công ty một cách dễ dàng, quý khách cần biết rõ giám đốc đang thuộc loại nào theo sự phân chia của pháp luật. Theo đó, chức danh giám đốc công ty có hai dạng chính:
– Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty: công ty phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi người đại diện theo quy định. Việc thực hiện này được làm tại phòng Đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch đầu tư ngay tại khu vực đặt trụ sở chính của công ty.
– Giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty: việc thay đổi giám đốc không cần thông báo tại cơ quan nhà nước mà chỉ thực hiện trong nội bộ công ty.
Hồ sơ thay đổi giám đốc công ty theo từng loại hình doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi Giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thông báo thay đổi Giám đốc công ty.
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp.
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với Giám đốc mới.
Nghị quyết, quyết định biên bản họp của chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên về việc thay đổi giám đốc/người đại diện pháp luật.
Đối với công ty cổ phần:
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi giám đốc/ người đại diện pháp luật.
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ thay đổi giám đốc không đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty
- Thông báo thay đổi Giám đốc công ty.
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với Giám đốc mới.
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần về việc thay đổi Giám đốc công ty.
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thay đổi Giám đốc nội bộ không đồng thời là người đại diện pháp luật
Bước 1: Họp hội đồng
Đối với công ty cổ phần thì họp với ban Hội đồng quản trị, với công ty TNHH thì họp Hội đồng thành viên để đi đến quyết định thống nhất thay đổi giám đốc công ty.
Bước 2: Bầu, biểu quyết giám đốc mới
Tùy vào tính chất công việc và điều lệ của công ty mà có thể chọn ra cách biểu quyết phù hợp: bỏ phiếu kín, bầu chọn công khai hoặc xét theo năng lực hiện tại. Thông qua cuộc họp nội dung miễn nhiệm giám đốc cũ và thay thế giám đốc mới.
Cuối cùng, kết quả được chủ trì cuộc họp công bố và ra quyết định trước Hội đồng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, lưu trữ và thông báo
Hồ sơ cần thiết sẽ được chuẩn bị như nội dung trên đã đề cập.
Theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định sẽ không cần thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi giám đốc công ty nhưng không đồng thời là người đại diện pháp luật.
Hồ sơ này sẽ được lưu trữ trực tiếp tại trụ sở chính và có văn bản thông báo đến các đối tác, khách hàng của công ty.
Thủ tục thay đổi giám đốc công ty đồng thời là người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ sau cuộc họp
Đầu tiên, công ty vẫn phải họp Hội đồng và chọn ra giám đốc mới theo yêu cầu của công ty. Sau đó, công ty cần chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan có liên quan. Ở trường hợp này, quý khách cần có 2 bộ hồ sơ như nhau: 01 bộ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh, 01 bộ được lưu trữ tại công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí
Việc nộp hồ sơ có thể diễn ra trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi trụ sở chính công ty. Hoặc quý khách nộp gián tiếp qua cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh bằng chữ ký số hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Lệ phí cho thủ tục này phải nộp cho Nhà nước là 500.000 đồng/hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo qua văn bản về những chỗ cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi, doanh nghiệp cần nộp lại theo quy định.
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giám đốc là người đại diện pháp luật sẽ chính thức có hiệu lực từ thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ.
Thông thường, kết quả sẽ được trả lời sau 3 ngày làm việc, tính từ ngày hồ sơ được nộp đến cơ quan.
Bước 4: Đăng bố cáo thay đổi người đại diện theo pháp luật
Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ và được chấp thuận bởi cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia cũng như các phương tiện truyền thông khác.
Lưu ý khi thay đổi giám đốc công ty
Vì công ty, doanh nghiệp không chỉ làm việc nội bộ mà có rất nhiều đối tượng liên quan khác nhau thế nên khi thay đổi giám đốc công ty quý khách nên thông báo đến họ. Bao gồm:
Đối tác đang ký hợp đồng với công ty, doanh nghiệp.
Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ công ty.
Ngân hàng để cập nhật chủ tài khoản ngân hàng.
Các cơ quan hữu quan: Cơ quan thuế, bảo hiểm, điện lực,…
Tất cả hồ sơ có liên quan đến giám đốc cũ cần phải thay đổi thông tin mới để hợp pháp hóa trong những giao dịch, ký kết sắp tới.
Chi phí thay đổi giám đốc hết bao nhiêu tiền?
Khi quý khách thực hiện quy trình thay đổi giám đốc công ty thì cần phải trả các loại chi phí sau:
- Lệ phí nộp hồ sơ đổi giám đốc công ty và cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 200.000 VNĐ.
- Lệ phí công bố nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia là 300.000 VNĐ.
Tối ưu hóa thủ tục thay đổi giám đốc công ty với Tín Việt
Việc thực hiện thủ tục thay đổi giám đốc công ty gồm nhiều công đoạn, quy trình nên có thể gây khó khăn với một số công ty chưa có kinh nghiệm. Đến với Tín Việt, quý khách sẽ không phải lo lắng về điều này vì chúng tôi có dịch vụ thay đổi giám đốc công ty từ A – Z với những ưu điểm sau:
Tín Việt nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thay đổi giám đốc công ty.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí và soạn thảo hồ sơ đem đến tận nhà.
Sẵn sàng hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi ổn định.
Luôn luôn đúng hẹn với quý khách.
Có quy trình thực hiện chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên nhiệt tình chuyên môn cao luôn đưa ra những giải pháp tốt nhất cho quý khách.
Tín Việt cam kết không phát sinh thêm chi phí ngoài hợp đồng đã thỏa thuận, cam kết tiến hành nhanh chóng, chính xác.
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags