11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Nên thành lập công ty hay thành lập hộ kinh doanh?

Nên thành lập công ty hay thành lập hộ kinh doanh?

“Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?” Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có dự định “khởi nghiệp”. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ ưu nhược điểm của 2 mô hình này, thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn. Bài viết dưới đây của Tín Việt sẽ giúp Quý khách giải đáp những thắc mắc này.
 
nen-thanh-lap-cong-ty-hay-thanh-lap-ho-kinh-doanh-ca-the

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ HỘ KINH DOANH
Tổng quan về công ty

Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.
Các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiêp hiện hành, các loại hình doanh nghiệp hiện nay gồm có:
+ Công ty TNHH 1 thành viên. 
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
+ Doanh nghiệp tư nhân
Để hiểu rõ hơn về các loại hình công ty này, quý khách xem thêm bài viết: Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập doanh nghiệp?

Về tên công ty
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp; 
- Tên riêng của doanh nghiệp. 
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Tuy nhiên, tên của công ty không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vì vậy, Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Quy định về cách đặt tên công ty

Về ngành nghề kinh doanh
Công ty có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Công ty phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp
 Thành lập công ty hay thành lập Hộ kinh doanh là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng và phức tạp, nếu Quý khách không đủ có nhiều thời gian tìm hiểu, thì hãy để Tín Việt hỗ trợ Quý khách thực hiện dịch vụ với chi phí rất hợp lý và nhanh chóng.
– Quý khách chỉ cần đặt TÊN HỘ KINH DOANH và ĐỊA CHỈ, công việc còn lại là của TÍN VIỆT
- Chuyên viên sẽ tư vấn tận tình liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp.
– Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị giấy tờ cần thiết, soạn hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ và giao nhận hồ sơ tận nơi cho khách.
– Hồ sơ hoàn thành chỉ 30 phút, Giấy phép hoàn thành 3-5 ngày làm việc.

CÓ DỊCH VỤ LÀM NHANH GIẤY PHÉP CHỈ 01 NGÀY CÓ
THỦ TỤC KHÓ - CÓ TÍN VIỆT LO

  Liên hệ ngay hoặc để lại tin nhắn cho Tín Việt bất kỳ thời gian nào - Mr Chiêm O969.541.541 (Call/Sms/Zalo 24/24)


Tổng quan về hộ kinh doanh
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Về tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
- Loại hình “Hộ kinh doanh”;
- Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Về Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có quyền tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 
Tham khảo: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể bạn cần biết

ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TY VÀ HỘ KINH DOANH
nen-thanh-lap-cong-ty-hay-thanh-lap-ho-kinh-doanh-ca-thenen-thanh-lap-cong-ty-hay-thanh-lap-ho-kinh-doanh-ca-the
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY VÀ HỘ KINH DOANH
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty
Ưu điểm:

- Có tư cách pháp nhân. Công ty là tổ chức có tư cách lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty thì tài sản này trở thành tài sản của công ty và độc lập với tài sản của các cổ đông. Trường hợp công ty không may bị giải thể, phá sản… thì sẽ sử dụng phần tài sản đã góp đó để chịu trách nhiệm, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của các cổ đông.
- Dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Công ty không bị giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh. Có thể tuyển số lượng lao động tùy theo ý muốn và tự do chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.
- Nguồn vốn của công ty có thể huy động từ bên ngoài dễ dàng hơn như: vốn đầu tư nước ngoài, vay ngân hàng, nguồn cổ phiếu hay trái phiếu chính phủ…có thể bổ sung và thay đổi bất cứ lúc nào tùy khả năng của công ty.
- Đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế giá trị gia tăng. Trong hoạt động thực tế nếu công ty bạn bán hàng hóa nói chung cho văn phòng, công ty khác thì gần như 100% họ đòi hóa đơn giá trị gia tăng để được khấu trừ 10% này.

Nhược điểm:
- So với hộ kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp hơn. Mỗi loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về điều kiện, hồ sơ thành lập khác nhau.
- Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh cũng trở nên khó khăn hơn bởi công ty thường sử dụng nhiều lao động và quy mô lớn, thậm chí nhiều công quy vô cùng lớn..
- Chế độ kế toán phức tạp, phải nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm; đòi hỏi thực hiện đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán.
- Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm), phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm…
- Nguy cơ giải thể cao do nguồn vốn quá lớn, hoạt động kinh doanh rộng, có nhiều rủi ro, phải đảm bảo công ăn việc làm và chế độ cho lao động… Bên cạnh đó, hồ sơ, thủ tục giải thể cũng rất phức tạp và kéo dài.

Ưu nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm:

- Chế độ trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh cá thể giúp cho chủ sở hữu ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp. Đặc biệt, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do số lượng thành viên không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản nên việc quản lý khá đơn giản, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.
- Không ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn lớn hoặc nhỏ, nhờ vậy mà khả năng quay vòng vốn nhanh giúp cho quá trình kinh doanh thuận lợi hơn.
- Hộ kinh doanh chỉ phải đóng 3 loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, không cần kế toán; không phải báo cáo thuế.
Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của hộ kinh doanh cá thể khá cao, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
- Khó mở rộng phạm vi kinh doanh vì không thể thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… Việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.
- Giới hạn không quá 10 lao động và ít ngành nghề kinh doanh hơn so với doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng sẽ khó khăn hơn so với loại hình công ty khác.
- Hạn chế đối tác mua bán, không được xuất hóa đơn VAT, không được khấu trừ thuế GTGT

Trên đây là những thông tin về việc lựa chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Để tránh các rủi ro Quý khách vui lòng liên hệ với Tín Việt để được tư vấn cụ thể. Tín Việt tự hào là đơn vị tư vấn thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thay đổi giấy phép, dịch vụ báo cáo thuế - kế toán... uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
 Liên hệ ngay hoặc để lại tin nhắn cho Tín Việt bất kỳ thời gian nào - Mr Chiêm O969.541.541 (Call/Sms/Zalo 24/24)
 
 Thành lập công ty hay thành lập Hộ kinh doanh là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng và phức tạp, nếu Quý khách không đủ có nhiều thời gian tìm hiểu, thì hãy để Tín Việt hỗ trợ Quý khách thực hiện dịch vụ với chi phí rất hợp lý và nhanh chóng.
– Quý khách chỉ cần đặt TÊN HỘ KINH DOANH và ĐỊA CHỈ, công việc còn lại là của TÍN VIỆT
- Chuyên viên sẽ tư vấn tận tình liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp.
– Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị giấy tờ cần thiết, soạn hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ và giao nhận hồ sơ tận nơi cho khách.
– Hồ sơ hoàn thành chỉ 30 phút, Giấy phép hoàn thành 3-5 ngày làm việc.
CÓ DỊCH VỤ LÀM NHANH GIẤY PHÉP CHỈ 01 NGÀY CÓ
THỦ TỤC KHÓ - CÓ TÍN VIỆT LO

  Liên hệ ngay hoặc để lại tin nhắn cho Tín Việt bất kỳ thời gian nào - Mr Chiêm O969.541.541 (Call/Sms/Zalo 24/24)

Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
 (028) 39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com 
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com

Theo dõi chúng tôi tại      
Zalo Call