11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hoà Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 39.733.734 Hotline: 0969 541 541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber) admin@ketoantinviet.com
Trang chủ Tin tức Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Mọi người đều cần ăn nên lĩnh vực kinh doanh nhà hàng dịch vụ ăn uống chưa bao giờ hết “sốt”. Thủ tục xin giấy phép trước khi kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành thực hiện như thế nào? Hồ sơ đăng ký kinh doanh cần những giấy tờ gì? Vậy, việc này được thực hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
 

02 Hình thức kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng quán ăn


Hai hình thức kinh doanh chính là kinh doanh hộ cá thể và kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp. Mỗi loại hình sẽ có những giấy tờ riêng. Như vậy, trước tiên cần xác định mình đang có dự định hoạt động kinh doanh theo hình thức nào.
  • Hộ kinh doanh cá thể dành cho các chủ nhà hàng, quán ăn với quy mô nhỏ. Ưu điểm của Hộ kinh doanh cá thể là thủ tục pháp lý đơn giản, đóng thuế khoán cố định theo tháng/ quý. Nhưng Hộ kinh doanh cá thể có nhược điểm là hạn chế trong việc huy động vốn cũng như mở rộng chuỗi nhà hàng sau này.
  • Doanh nghiệp (Công Ty) là xu hướng của đa số các khởi nghiệp lĩnh vực nhà hàng gần đây. Với ưu điểm: Quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch đặc biệt là lĩnh vực thuế. Có thể xuất hoá đơn VAT, có thể dễ dàng phát triển các chuỗi nhà hàng, quán ăn thông qua việc thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh…. Đặc biệt là huy động vốn từ các nhà đầu tư khác một cách dễ dàng, nhanh chóng.

I. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn


02 Hình thức kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng quán ăn

1. Đối với Hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)..
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  •  Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân. Hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ

1. Trình tự thực hiện:

Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kèm theo Giấy đề nghị phải có các văn bản được nêu tại Thành phần hồ sơ.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.

2. Số lượng hồ sơ:

Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ

3. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Nhận kết quả

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
  • a. Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • b. Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;
  • c. Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

2. Đối với doanh nghiệp đăng ký Giấy phép kinh doanh nhà hàng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ, bao gồm:
  • 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • 2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ
1. Trình tự thực hiện:
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại thành phần hồ sơ.

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài. Doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Cách thức thực hiện

Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh. Hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp.

3. Số lượng hồ sơ:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ

Bước 03: Nhận kết quả

1. Trường hợp đăng ký trực tiếp
  • Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc.
  • Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc.
  • Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

2. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
  • Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
  • Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

II. Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép con)

02 Hình thức kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng quán ăn
 
Do đặc thù của kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn. Nên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trước khi tiến hành hoạt động. Khách hàng cần thực hiện các thủ tục sau:

1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm)

Hồ sơ gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất;
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

2. Các giấy phép yêu cầu khác:
  • Xin cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá trong cửa hàng).
  • Xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (nếu có bán lẻ rượu để phục vụ khách).
  • Trong trường hợp công ty thực hiện bán lẻ thuốc lá và bán rượu mà không có Giấy phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng (theo nghị định 185/2013/NĐ-CP).
  •  
  • Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng > 200m2 do phòng tài nguyên và môi trường – UBND cấp huyện cấp.
  • Xin cấp văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy (Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP).

Tín Việt sẽ tư vấn cho bạn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến xin các Giấy phép Kinh doanh nhà hàng. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn vẫn còn thắc mắc về quy trình, thủ tục hay những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xin các Giấy phép Kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
Zalo Call