Tìm hiểu các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán
Với các doanh nghiệp thì bảng cân đối kế toán đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Bởi chúng cho thấy rõ tình trạng hoạt động của quá trình kinh doanh. Từ đó, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chính sách, kế hoạch thay đổi hoặc phát triển phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình.
Quá trình này có thể hiểu đơn giản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với số vốn đầu năm được sử dụng. Bên cạnh đó, dựa trên khoản vốn của doanh nghiệp hiện có đang chiếm tỷ trọng bao nhiêu, để từ đó đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể các bước:
Tỷ trọng tiền/Tổng tài sản
Nếu tỷ trọng tiền cao thì điều này càng thể hiện khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp dễ bị lãng phí vốn trong quá trình hoạt động.
Tỷ trọng hàng tồn kho/Tổng tài sản
Dựa trên số liệu này doanh nghiệp sẽ chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh nguy cơ “cháy hàng”. Tuy nhiên, đây cũng dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang lãng phí vốn. Nếu tỷ trọng tồn kho thấp thì điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn hiệu quả, nhưng dễ gây nguy cơ mất khách.
Tỷ trọng nợ phải thu/Tổng tài sản
Trong bảng cân đối kế toán thông số tỷ trọng khoản nợ cần thu sẽ thể hiện nguy cơ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, hiệu quả việc sử dụng vốn thấp,…
Tỷ trọng TSCĐ/Tổng tài sản
Tùy vào ngành nghề của các doanh nghiệp khác nhau thì hệ số thể hiện cũng có những đặc điểm khác nhau. Nếu hệ số đầu tư càng cao thì càng thể hiện khả năng sản xuất, xu hướng phát triển tốt, lâu dài.
Những tiêu chí này sẽ giúp đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn trong thời điểm nhất định. Qua đó, giúp doanh nghiệp nhận định rõ xu hướng biến động của cơ cấu vốn, cũng như khả năng tự chủ tài chính, độ rủi ro của doanh nghiệp khi vay nợ cao. Một số bước thực hiện:
Tỷ trọng vốn vay/Tổng nguồn vốn
Nếu chỉ trọng của vốn vay càng cao, thì đồng nghĩa với những rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu càng cao. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại điểm lợi về thuế TNDN.
Tỷ trọng cần trả cho người bán/Tổng nguồn vốn
Nếu tỷ trọng cần trả cho người bán càng cao, thì doanh nghiệp càng cần tăng cường vốn để sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Khả năng thanh toán
Công thức tính khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn.
Nếu con số biểu hiện càng cao thì đồng nghĩa với khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn. Đồng nghĩa với những rủi ro tài chính của quá trình kinh doanh càng nhỏ.
Khả năng thanh toán nhanh
Với khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Trong trường hợp hệ số này càng cao thì càng biểu thị khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt hơn.
Hệ số thanh toán tiền mặt
Đối với hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số thanh toán tiền mặt trong bảng cân đối kế toán càng cao, thì rủi ro thanh toán mang lại càng thấp. Còn nếu trong trường hợp hệ số này quá cao thì cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả.
Các khoản phải thu so sánh với khoản phải trả
Đây là hệ sống bao gồm các khoản cần phải thu/ các khoản phải trả x 100%.
Hệ số này sẽ biểu thị tỷ lệ vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu con số này càng lớn và tỉ lệ cao hơn 100% thì có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng. Trong trường hợp con số này thấp hơn thì sẽ ngược lại.
Trên đây là thông tin về những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán mà doanh nghiệp có thể sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh. Từ đó, giúp quá trình tìm hiểu, đánh giá ưu và nhược điểm của doanh nghiệp, cá nhân chính xác hơn. Mang lại hiệu quả tạo lập kế hoạch sử dụng tài sản, vốn hợp lý trong thời gian sắp tới.
1. Chỉ tiêu trong phân tích cơ cấu tài sản
Quá trình này có thể hiểu đơn giản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với số vốn đầu năm được sử dụng. Bên cạnh đó, dựa trên khoản vốn của doanh nghiệp hiện có đang chiếm tỷ trọng bao nhiêu, để từ đó đảm bảo được quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể các bước:
- Tính ra số tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong con số tổng.
- Dựa trên cơ cấu tài sản kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tính hợp lý của tài sản kỳ phân tích.
- Tính hợp lý của xu hướng biến động của tài sản.
Tỷ trọng tiền/Tổng tài sản
Nếu tỷ trọng tiền cao thì điều này càng thể hiện khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp dễ bị lãng phí vốn trong quá trình hoạt động.
Tỷ trọng hàng tồn kho/Tổng tài sản
Dựa trên số liệu này doanh nghiệp sẽ chứng tỏ được khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh nguy cơ “cháy hàng”. Tuy nhiên, đây cũng dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang lãng phí vốn. Nếu tỷ trọng tồn kho thấp thì điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn hiệu quả, nhưng dễ gây nguy cơ mất khách.
Tỷ trọng nợ phải thu/Tổng tài sản
Trong bảng cân đối kế toán thông số tỷ trọng khoản nợ cần thu sẽ thể hiện nguy cơ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, hiệu quả việc sử dụng vốn thấp,…
Tỷ trọng TSCĐ/Tổng tài sản
Tùy vào ngành nghề của các doanh nghiệp khác nhau thì hệ số thể hiện cũng có những đặc điểm khác nhau. Nếu hệ số đầu tư càng cao thì càng thể hiện khả năng sản xuất, xu hướng phát triển tốt, lâu dài.
2. Những chỉ tiêu trong phân tích cơ cấu nguồn vốn
Những tiêu chí này sẽ giúp đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn trong thời điểm nhất định. Qua đó, giúp doanh nghiệp nhận định rõ xu hướng biến động của cơ cấu vốn, cũng như khả năng tự chủ tài chính, độ rủi ro của doanh nghiệp khi vay nợ cao. Một số bước thực hiện:
- Dựa trên nguồn vốn và tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn tổng.
- Tiến hành so sánh cơ cấu nguồn vốn trong kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn trong kỳ phân tích được đánh giá kỹ càng.
- Đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn.
Tỷ trọng vốn vay/Tổng nguồn vốn
Nếu chỉ trọng của vốn vay càng cao, thì đồng nghĩa với những rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu càng cao. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại điểm lợi về thuế TNDN.
Tỷ trọng cần trả cho người bán/Tổng nguồn vốn
Nếu tỷ trọng cần trả cho người bán càng cao, thì doanh nghiệp càng cần tăng cường vốn để sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh.
3. Những chỉ tiêu khác cần nắm trong bảng cân đối kế toán
Khả năng thanh toán
Công thức tính khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn.
Nếu con số biểu hiện càng cao thì đồng nghĩa với khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng lớn. Đồng nghĩa với những rủi ro tài chính của quá trình kinh doanh càng nhỏ.
Khả năng thanh toán nhanh
Với khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Trong trường hợp hệ số này càng cao thì càng biểu thị khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt hơn.
Hệ số thanh toán tiền mặt
Đối với hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn.
Nếu hệ số thanh toán tiền mặt trong bảng cân đối kế toán càng cao, thì rủi ro thanh toán mang lại càng thấp. Còn nếu trong trường hợp hệ số này quá cao thì cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả.
Các khoản phải thu so sánh với khoản phải trả
Đây là hệ sống bao gồm các khoản cần phải thu/ các khoản phải trả x 100%.
Hệ số này sẽ biểu thị tỷ lệ vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Nếu con số này càng lớn và tỉ lệ cao hơn 100% thì có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng. Trong trường hợp con số này thấp hơn thì sẽ ngược lại.
Trên đây là thông tin về những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán mà doanh nghiệp có thể sử dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh. Từ đó, giúp quá trình tìm hiểu, đánh giá ưu và nhược điểm của doanh nghiệp, cá nhân chính xác hơn. Mang lại hiệu quả tạo lập kế hoạch sử dụng tài sản, vốn hợp lý trong thời gian sắp tới.
Tin liên quan :
Dịch vụ
Dịch vụ thành lập công ty
Thay đổi giấy phép kinh doanh
Kế toán thuế trọn gói
Thành lập Cơ sở phụ thuộc
Giải thể tạm ngưng kinh doanh
Gỡ rối sổ sách kế toán
Lao động và bảo hiểm
Dịch vụ chữ ký số
Hóa đơn
Đăng ký thương hiệu
Thiết kế website
Các dịch vụ khác
Cho thuê địa chỉ công ty
Dịch vụ Báo cáo thuế
Tags